banner Các Thế Hệ Thầy Cô
side2

NHỚ  “QUỐC VĂN GIÁO KHOA THƯ”
Hoài Việt – Jan 2015

            Quê tôi miền sông Hậu, tại một tỉnh có  sự chung sống hài hoà, giữa ngưòi Việt cùng khoảng 25 phần trăm ngưòi gốc Cam Bốt và 5 phần trăm người gốc Hoa. Tỉnh Sóc Trăng, cũng như Trà Vinh xưa vài trăm năm trước đã có một số rất ít ngưòi Cam Bốt sinh sống. Dấu vết minh chứng sự hiện diện của họ là các ngôi chùa và cây thốt nốt. Ngưòi Cam Bốt hầu hết theo đạo Phật tiểu thừa. Thưòng mỗi “sóc” của họ luôn hiện diện một ngôi chùa, chùa là nơi  đến cúng Phật, và cũng là nơi “gởi tài sản” dành cho kiếp sau. Và  về giống cây họ thích trồng là cây thốt nốt, trái ngọt như nước dừa dùng giải khát và nấu thành đường thốt nốt có mùi đặc trưng (sẽ có dịp trình bày chi tiết). Như tại Trà Vinh, theo thống kê có tất cả khoản 300 ngôi chùa lớn nhỏ, và quê tôi Sóc Trăng có khoảng 100 ngôi chùa. Tôi đưọc sinh ra tại Quận Long Phú, theo một nghiên cứu, “long” là “rồng” hay “hưng thịnh” và “phú” là giàu có.. Long phú là hưng thịnh và giàu có. Cũng có giả thiết khác, vì khoảng trên hai thế kỷ trưóc, vào thời “bôn ba” tìm đường khôi phục nghiệp chúa, lẩn tránh sự truy sát của phe Nguyễn Tây Sơn, chúa Nguyễn Ánh đã đến vùng nầy và được người điạ phương che chở. Đồng thời, trong lúc tạm cư tại một cù lao - cũng thuộc Long Phú), chúa đã ban ơn “mây mưa” (chớ không phải “mưa mốc”) cho một thôn nữ xinh đẹp nào đó mang tên “Huỳnh Dung”, và đã ban ơn cho địa phương đưọc dùng chữ “long” đặt tên điạ phương, riêng cái cù lao nơi sinh quán của cô thôn nữ được vinh hạnh mang tên “Dung”,tức cù lao Dung (nay là huyện Cù Lao Dung, thuộc tỉnh Sóc Trăng). Nghĩ thiệt “làm vua chúa” sướng quá, đi đâu cũng đưọc kẻ hầu ngưòi hạ, đưọc “đủ thứ”, và để đáp lại, vua chúa ban cho quyền được dùng chữ “long” là xong. . . Riêng phần mình, cũng sung sưóng được dựa hơi vua, vì hơn 65 năm trưóc cũng đã từng chạy loạn và “tạm trú” tại nơi mà trên hai trăm mấy chục năm, vua Gia long đã từng . . Sau đó, tôi trở về sống lại nơi đưọc sinh ra và chuyện đã quá lâu, sao  tôi vẫn nhớ như mới hôm qua. Lúc nầy, cũng như hầu hết bà con khác, gia đình cũng tạm đủ sống, riêng tôi trải qua một thời tiểu học với đầy ắp kỷ niệm. Nay ngồi nhớ lại, biết bao nhiêu chuyện ngày xưa. . Tôi nhớ ngôi nhà lá ba gian, trong đó một gian làm bồ lúa, mảnh sân trưóc khá rộng, sáng ra, hàng chục gà vịt đủ cở tranh nhau mổ lấy mổ để những nắm luá vừa vải ra. Nhớ khoảnh vườn nhỏ trồng rau, với hàng rào mà những dây đậu rồng, đậu ván, bầu mưóp xanh mướt tranh nhau bỏ vòi. . Nhớ cả con sông nho nhỏ trưóc nhà. Lúc  khoảng  chín mười tuổi tôi đã biết dùng dây câu ném ra giữa sông, mỗi lần “thăm” dính năm ba con cá út là thưòng, có hôm những con cá ba sa cả ký. Nhớ nhớ nhiều lắm, càng lớn tuổi càng nhớ chuyện ngày xưa đến ray rứt thèm khát, ưóc mơ một ngày sống lại.. Nhưng có lẽ, hình ảnh tôi nhớ nhiều nhứt là mái trưòng ngày xưa, nơi  đã trải qua thời tiểu học với đầy ắp kỷ niệm. Từ nhà đến chợ Quận không xa, và chỉ vài trăm thước đã tới trường học, nhưng thường học trò chúng tôi đến trước cả giờ để chơi với bạn. Những hôm lỡ quên, nghe tiếng trống tựu trường vang vọng, ôm cặp chạy một mạch cũng còn kịp.. Tôi nhớ mái trưòng xưa, nhớ cả những bài hát, mà một trong những bài thật dễ thương, là bản “Trưòng Làng Tôi” của nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu sáng tác năm 1948. .
                               . . .
                               Trưòng làng tôi, hai gian lá đơn sơ
                               Che trên miếng sân vuông mơ màng...
                               Trưòng làng tôi, không giây phút tôi quên
                               Dù cách xa muôn trùng, trường ơi...

            Thương quá, quê nghèo của ông nhạc sĩ, nghe đâu sau đó đã đi theo “kháng chiến” và rồi cũng, “than ôi”, chuyện đời không như ông nghĩ. Thiệt đáng tiếc và tôi nghiệp cho ông, cho cả hàng bao muôn ngàn ngưòi .. Riêng ngôi trưòng của tôi to lớn hơn nhiều, không phải hai gian lá đơn sơ, mà là một dãy nhà gạch, lợp ngói đỏ chót. . Trưóc trường có khoản sân rộng, với nhiều cây còng khá to. Suy nghiệm ra, chắc đây là nơi đã có ngôi trưòng cũ, vào khoảng 1950, thời chánh phủ “Quốc Gia Việt Nam” đã xây lại ngôi trưòng mới..  Thời nầy, học sinh đi học ngày 2 buổi, mỗi sáng tất cả học sinh tề tưụ trưóc sân long trọng làm lễ chào cờ, đưọc nhìn lá quốc kỳ màu vàng ba sọc đỏ. Ngày nào cũng vậy, sau lễ chào cờ, ông hiệu trưởng ban hiểu thị, nhởc nhở bao điều, xong học trò xếp hàng tuần tự vô lớ, dưới “quyền điều khiển” cuả trưởng lóp, thầy hay cô chỉ đứng quan sát. Cứ lập lại mỗi ngày, có lẽ cũng chán, nhưng hình thức “nhồi sọ” quả  có điều bổ ích, suốt cả khoản đời thơ ấu của tôi vào thập niên 1950 toàn đuợc xã hội, gia đình và trường học “nhồi vào những điều hay lẽ phải, giúp học sinh nhớ đời đời. . .”

            Tôi  nhớ như in, lá cờ vàng ba sọc đỏ luôn tung bay trưóc gió, như tung bay trong tâm tư. Vào thời kỳ nầy, lá cờ vàng ba sọc là tượng trưng cho  “Quốc Gia Việt Nam” xuất hiện khắp Nam, Trung , Bắc (từ ải Nam Quan đến mủi Cà Mau (ngoại trừ những vùng “chưa đươc giải phóng khỏi giải phóng”). Đây là lá cờ chính thống của Việt Nam khi Pháp trả độc lập, với  đức Quốc Trưỏng là Bảo Đại và nội các do Thủ Tướng Bửu Lộc, Trần văn Hữu, Nguyễn văn Tâm điều hành. Do vậy, cờ vàng ba sọc đỏ là quốc kỳ của Việt Nam, không phải  của riêng Việt Nam Cộng Hoà, (mà khi VNCH bị giải thể, cờ vàng phải mất theo). Hoàn toàn không phải như vậy.. Cũng nhân đây, xin ghi lại một sự kiện vô cùng quan trọng. Vào tháng 9/1951, Thủ Tưóng của “Quốc Gia Việt Nam” là ông Trần văn Hữu đã long trọng tuyên bố chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trưòng Sa trong hội nghị San Francisco (Hoa Kỳ), mà không gặp bất cứ sự phản bác nào của 51 quốc gia tham dự.. Ngày xưa, vào khoảng 1950, chiến tranh chưa dứt hẳn, nhưng những tiếng súng cắc bùm chỉ xa xa đâu đó. Tại miền Nam nói chung, và riêng tại Quận L.P của tôi thật khá thanh bình, đời sống ngưòi dân tưong đối yên ổn, ấm no, mỗi năm chỉ làm một mùa lúa nhưng không thấy ai bị thiếu ăn. Lúa gạo không thiếu, tôm cá cũng dư thừa. Sông rạch vùng quê, đến mùa nước xuống, cá ục như cơm sôi. Có lẽ thời nầy “đất rộng, ngưòi thưa” chăng? Bà con lối xóm trong Quận ai ai cũng quen mặt biết tên, kịp đến khoảng 1956, xuất hiện “những ngưòi nói tiếng kỳ lạ”, cả chiếc ghe họ cũng lạ nữa, hơi dài đòn hơn. Thỉnh thoảng những ngưòi nầy xuất hiện, xóm làng tôi từ từ biết ra, đó là “bắc kỳ di cư”. Thì cũng là đồng bào của mình, nhưng vào thời đó còn xa lạ. Họ sống trên ghe, chài  cá mang ra chợ bán, rồi đi theo xóm, có người vào xin mớ củi, thưòng thì vui vẻ cho. Tôi còn nhớ, cũng có mấy lần họ cứ vào trong sân quơ lấy củi một cách tự nhiên, la thì bỏ đi cũng có khi nói ngang là “của rơi chúng ông nhặt”. Rơi thế nào đưọc, củi phơi trong sân (xin lỗi, chuyện có sao giờ kể lại, chớ “bắc kỳ di cư 54 là” số một, tất cả đều là đồng bào). Chuyện ngày xưa, kể chút cho vui. Sự việc đáng nhớ và muốn ghi lại trong đây là việc học hành, là “tình nghĩa giáo khoa thư” trong thế hệ trẻ, cũng như trong tất cả xã hội miền Nam. Xã hội trong đó mọi người sống chan hoà, đối xử cùng nhau đượm tình làng nghiã xóm. Hầu như không xảy ra những vụ án đại loại như “rót rưọu không đều bị đâm chết”, “trộm chó bị vây bắt, đánh chết, đốt xác cùng chiếc xe, cả nhóm người thản nhiên đứng xem”, “hai nhóm nữ sinh đánh nhau, xé áo, học sinh nam dùng điện thọai di động thản nhiên quay phim”...

            Thời đó, chánh quyền quốc gia Việt Nam vừa thu hồi độc lập, đã ra sức kiến thiết xây dựng, cụ thể như ngôi trường tiểu học quê tôi đưọc xây mới. Việc học hành đưọc tổ chức thật vô cùng chu đáo, tốt đẹp, nghiêm chỉnh. Về cấp học chia ra: tiểu, trung và đại học. Ở điạ phương nhỏ, chỉ có bậc tiểu học, lại chia ra 2 cấp: cấp sơ học gồm lớp đồng ấu (cours enfantin) hay lớp năm, lớp dự bị (cours préparatoire) hay lớp tư và lớp sơ đẳng (cours élémentaire) hay lớp ba. Cấp tiểu học gồm lớp nhì một năm (cours moyen première anneé), lớp nhì năm thứ hai (cours élémentaire deusième année) và lớp nhứt (cours supérieur). Học xong lớp ba, phải thi tuyển để vào lớp nhì. . .Cuối lớp nhứt, sẽ thi lấy bằng “sơ tiều tiếng Pháp”, sau đó  gọi là bằng “tiểu học”.

              Thời nầy, điạ phương của tôi cũng như đa số các nơi khác, thưòng mỗi Quận chỉ có một trưòng tiểu học, các làng có thể có trưòng sơ cấp (chỉ dạy đến lớp ba), thông thưòng là lớp đồng ấu.  Tại các tỉnh, thưòng chỉ có một “trưòng tiểu học lớn” (có nhiều lớp nhứt). Đại khái là vậy, nhưng đến khoảng năm 1955 đã có thay đổi, cũng tùy thuộc địa phương phần nào, như có thêm lớp “tiếp liên”. Và từ năm 1956, lại  thay đổi, học sinh giỏi cấp tiểu học, căn cứ vào học bạ lớp nhì và nhứt, đủ điểm sẽ đươc cấp chứng chỉ và đưọc lên lớp đệ thất (trung học). Tuy nhiên, chánh quyền vẫn tổ chức thi lấy văn bằng tiểu học, để ai có nhu cầu, với bằng tiểu học có thể xin đi làm. Vào thời nầy, trình độ của ngưòi có bằng tiểu học “cứng” lắm, không phải như nửa thế kỷ sau nầy. Vào thời còn đi học, là học sinh chỉ biết mang máng, sau tôi  có tìm hiểu thêm, nhưng không thể dài dòng vì bài viêt có hạn định.

            Đôi điều cần ghi ra đây là: thứ nhứt cơ chế giáo dục thời đó với nội dung đầy tính sư phạm, đào tạo cho con ngưòi biết điều hay lẽ phải, sống đạo đức, thưong yêu đồng loại và nhứt là thưong yêu quê hưong. Thứ hai, chính nền giáo dục nầy là căn bản, nền tảng tiếp nối của giáo dục quốc gia Việt Nam Cộng Hòa sau đó, với 3 đặc tính  dân tộc, nhân bản, khai phóng. Thứ ba, mặc dù không có qui định nào bắt buộc, nhưng phụ huynh luôn muốn cho con mình “biết cái chữ”, đã lo cho con đưọc đi học. Đi học có khó khăn chi, không cần phải tốn tiền học phí, cũng không có bất cứ loại “phí” nào, và cũng không cần phải có hộ khẩu. Bậc tiểu học đã không đóng tiền, cả trên bậc trung học và đại học, đều không (ngoàị trừ trên đại học, có khi phải đóng lệ phí ghi danh với số tiền rất nhỏ).. Đưọc biết, lệ phí ghi danh một phần cũng để “giới hạn”những ai đó “ghi mà không học”, vì lúc nầy ngoại trừ một số đại học như: Y, Dược, Kỹ Thuật Phú Thọ, Quốc Gia Hành Chánh và Sư Phạm phải thi tuyển khá cam go, các đại học khác  thì. . tự do ghi danh. Đây là nói về đại học công, về sau có thêm các đại học tư. . phải đóng học phí. Như cá nhân ngưòi viết, xong tiểu học, tiếp tục lên tỉnh học lớp đệ thất “tư thục” (vì bấy giờ tỉnh  Sóc Trăng chưa có trưòng trung học công lập). Học tư thục phải đóng tiền, và không phải tư thục là “kém” hơn công lập vì rất nhiều tư thục qui mô, có tiếng tăm. Hơn thế nữa, thời nầy, giáo dục không phải là “thị trưòng buôn bán chữ nghiã”, nhưng nếu trường nào “dở” sẽ khó tồn tại. Xin không dùng chữ “cạnh tranh”, nhưng trong bất cứ “sân chơi” nào đều phải mặc nhiên chấp nhận qui luật đào thải. Chúng ta đừng quên, tại Hoa Kỳ, đại học Harvard nổi tiếng số một, điều kiện vào học thật khó và tiền học phí cũng khá cao. Lý do, vì đây là một đại học tư.

              Xin không quá “đi xa”, trở lại chuyện học hành của tuổi trẻ chúng tôi thời trước sau 1950, ở cấp tiểu học, với nội dung chưong trình học hầu như gói gọn vào “quốc văn giáo khoa thư”. Có lẽ một số quí vị dưói 65 hoặc những bạn trẻ thế hệ hai, ba. sẽ không bao giờ cảm nhận đưọc “quốc văn giáo khoa thư” là gì. Cũng như chúng tôi thời đó chỉ hiểu đại khái mơ màng, thầy cô dạy gì thì mình cứ “cắm đầu cắm cổ” học, học và học. Và về sau nầy, vì nhu cầu, tìm lại xem, thì đúng là giáo khoa thư, dạy toàn  những điều tốt đẹp, đạo đức lễ nghĩa. Điều đáng nêu ra, khi chúng tôi ra ngoài xã hội, lối sống và cách hành xử cũng gần như y chang những gì đã học trong “Quốc Văn Giáo Khoa Thư”.  Nếu hơi “thời sự” một chút, có thể xem đây như một: “cẩm nang, bửu bối chân kinh” của môn phái dành cho những ai muốn tu luyện thành đạo sĩ hay kiếm sĩ. Vì thời đó, ảnh hưỏng tiếng Hán và Pháp còn nặng, phải xữ dụng kiểu đặt tên như thế nầy  “Quốc Văn Giáo Khoa Thư” là “sách dạy học trò bằng chữ nưóc Việt”. Bộ sách do nhà cầm quyền Pháp, trực tiếp là Nha Học Chánh Đông Pháp (Đông Dưong thuộc Pháp), giao cho các quí ông Trần Trọng Kim, Nguyễn văn Ngọc, Đặng Đình Phúc và Đổ Thận biên soạn. Bộ sách gồm 3 quyển:

             - Quyển dành cho lớp “đồng ấu” (dạy luân lý qua các bài tập đọc, tập viết), quyển dành cho lớp “dự bị” và quyển dành cho lớp “sơ đẳng” gồm các bài tập đọc với nội dung như sau: sử ký, điạ dư, cách trí (vạn vật), toán đố, vật lý, hóa học, vệ sinh, học thuộc lòng, chánh tả, tập làm văn... và trên hết là môn đức dục với số giờ trung bình phải gấp đôi các môn học khác. Điều cần trang trọng ghi nhận là sách do thực dân Pháp chủ trương, nhưng nội dung hàm chứa tính giáo dục sư phạm rất cao, dạy làm con ngưòi tốt, hoàn toàn không đề cập về “chánh trị, hận thù”. Trong toàn bộ bài học thưòng ghi lại những câu ca dao tục ngữ, vệ sinh (lớp đồng ấu), lịch sử, điạ dư, cảnh đất nước thanh bình, ấm no, hạnh phúc, nhứt là những bài dạy về lễ nghiã, thờ cúng tổ tiên, bổn phận làm con, thưong kính vâng lời giúp đỡ mẹ cha, thưong mến anh em đồng loại (lớp dự bị, sơ cấp), tuyệt đối không có bài nào nói về chiến tranh, giết bao nhiêu quân địch. Trong bộ sách nầy, bàng bạc khắp các trang, là những câu ca dao tục ngữ, được học trò “thuộc lòng” đến nhuyễn nhừ như “ăn cháo”:

- Tiên học lễ, hậu học văn
- Cá không ăn muối cá ươn
  Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.
- Công cha như núi Thái Sơn
  Nghiã mẹ như nưóc trong nguồn chảy ra.
- Anh em nhu thể tay chân.
- Bầu ơi thưong lấy bí cùng
  Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
- Con ơi muốn nên thân người
  Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha.
- Cờ bạc là bác thằng bần
- Nhứt nghệ tinh, nhứt thân vinh. .
- Một cây làm chẳng nên non.
  Ba cây chụm lại nên hòn nuí cao. . .

              Bài học nào cũng có hình ảnh minh hoạ, giúp học sinh vui thích, ham học. Về giáo dục, tổ chức hình thức và nội dung thời Pháp thuộc, và kế tiếp thời “Quốc Gia Việt Nam” là tiền thân của Việt Nam Cộng Hoà (Dĩ nhiên, luôn có những sửa đổi, bổ cứu theo tình hình, tính chất “giáo khoa thư” vẫn còn đậm nét, ít ra tới thập niên 1960). Sách giáo khoa không đề cập “chánh trị”, nhưng về lịch sử, từng bài ngắn gọn, thật súc tích giúp học sinh biết về: Hai Chị Em Bà Trưng, Ông Ngô Quyền, Ông Trần Quốc Tuấn, Ông Phan Thanh Giản.

               Trang Sách Tập Đọc “Em Học Vần”
(- bản gốc, lớp Năm-thời VNCH- www.motgoctroi.com ).

              
             Trận Bach Đằng Giang          

              Ngoài ra, chúng tôi còn đưọc dạy “Tập Vẽ” “Nhạc” và “Nữ Công”, “Gia Chánh” (dành cho học trò nữ). Để khái niệm cụ thể, xin ghi ra đây nôi dung quyển “giáo khoa lớp đồng ấu” (là lớp nhỏ nhứt). Quyển sách gồm tất cả 55 bài, gồm những bài căn bản như sau: tôi đi học, yêu mến cha mẹ, giúp đỡ cha mẹ, thân thể ngưòi ta, trưòng làng tôi, ăn uống có lễ phép, đứa trẻ có lễ phép, gọi dạ bảo vâng, ngưòi học trò tốt, đi đâu phải thưa về phải trình, thờ cúng tổ tiên, học trò đối với thầy, sớm tối thăm nom cha mẹ, anh em như thể tay chân, chú bác cô dì, phải sạch sẽ, thờ cha kính mẹ, thương yêu kẻ tôi tớ, đói cho sạch, rách cho thơm, cánh đồng quê nhà. Trong số 55 bài, đã có tất cả 14 bài về công ơn cha mẹ, tổ tiên bà con. Xem như vậy, bài học lễ nghĩa luôn đuợc đặt trọng tâm (www.ndclnh-mytho-usa.org/sach). Về trình độ học trò, ngay từ lớp đồng ấu đã biết đọc viết trôi chảy, rồi lớp tư, để xong “lớp ba” phải qua kỳ thi vào “lớp nhì”

              
              Bài”Khấn Tổ Tiên” (Dạy ta phải nhớ ông bà tổ tiên


             
                                 Tôi Đi Học
             (Hình in lại trong cuốn Quốc văn Giáo Khoa Thư-1939)

              Lên lớp nhì, lớp nhứt, học trò bắt đầu làm quen với khoa học căn bản, địa lý Việt Nam,và cả một số nơi trên thế giới, biết một số căn bản về bệnh tật. Thời đó, một học sinh xong tiểu học thuộc nằm lòng sông Củu Long dài bao nhiêu, bệnh đậu mùa là gì và nhứt là biết căn bản lịch sử nưóc nhà, thuộc vanh vách tên những vị anh hùng liệt nữ chống giặc ngoại xâm, mà đau đớn thay chúng luôn đến từ phưong bắc, những bậc anh thư như Hai Bà Trưng, Bà Triệu trinh Nương, các anh hùng Ngô Quyền, và  Đức Trần Hưng Đạo đã lần lượt đánh tan quân Tàu tại sông Bạch Đằng. Học sinh chúng tôi đưọc dạy những bài thơ ca tụng quê hưong, những gưong hy sinh vì đất nưóc qua bài hát “Bạch Đằng Giang”, bài “Chiến Sĩ Vô Danh”, hay bài “Hổ Nhớ Rừng”. . Học trò phải học thuộc lòng, với “chút gì đó phấn chấn trong lòng”, thưòng khi trả bài, đa số học trò cất giọng to vang đầy hùng khí. Học trò trả bài “nhừa nhựa” hay nhỏ tiếng, thầy cô bắt làm lại, giong phải to và hùng hồn, đôi khi còn phải diển tả bằng tay như đang diễn kịch.. Cá nhân chúng tôi mãi đến nay như vẫn còn nhớ, nhớ mãi.

              Nhớ “tình nghiã giáo khoa thư”, lòng thương kính tổ tiên ông bà cha mẹ, cùng nghiã thầy trò cũng là quan trọng vô cùng. Vào thời nầy, thầy cô giáo luôn đưọc xã hội kính trọng và chánh quyền rất quan tâm đến cuộc sống. Về lương bổng cũng rất tương đối, bảo đảm đời sống, không phải sau giờ “lên lớp” là phải “lên yên” chạy xe ôm.. Thầy cô luôn thương yêu, tận tâm dạy dỗ, xem học trò như con em. Đáp lại, học trò vừa thương kính và cũng vừa . . sợ nữa. Tôi còn nhờ rõ như in, ở lớp năm, tư (lớp một, hai sau nầy), học sinh còn nhỏ, hầu như thây cô chỉ khuyên răn nhắc nhở, không dùng hình thức phạt hay đánh. Nhưng lên lớp Ba, học sinh đã bắt đầu biết “nếm mùi đời”, không thuộc  bài, lầm lỗi như chơi xấu, chưỡi lộn hay đánh bạn, hay không giữ vệ sinh... thưòng bị khẻ tay bằng thuớc hay bị kéo lổ tai đau điếng. Thưòng một hai ngày, học sinh xếp hàng, đi ngang thầy hay cô, xoè hai bàn tay, nếu bị dơ hay móng tay dài sẽ bị “ăn” một khẻ nên thân..  Trả bài không thuộc, học sinh sẽ phải chép lại bài vài chục hay cả trăm lần, nếu là câu ngắn. Chép ở nhà, hay ngày chúa nhựt phải vào lớp ngồi chép bài, dưói sự giám sát của thầy cô (thời Tây gọi là “cồng xin”).. Thời nầy, hầu như bất cứ môn nào cũng phải học thuộc lòng. Mỗi đâu giờ, thây cô lật sổ kêu tên, cả lớp im lặng như tờ, trò nào đưọc kêu tên, thưòng đứng lên bảng, khoanh tay trả bài. . Nhờ vậy mà nội dung bài học như in sâu vào đầu, thuộc nằm lòng, khó quên được. Cũng có những học trò nghịch ngợm, khó dạy hay không chịu học bài, khuyên răn mà không nghe lời, không ít trưòng hợp thầy cô áp dụng “biện pháp mạnh”, từ dùng thưóc kẻ khẻ vào bàn tay, hoặc dùng roi mây (bằng ngón tay nhỏ khoảng như cây viết chì và dài khoảng một thước) đét vô . . mông đít đến nổi dấu đỏ chót. . Là một học sinh, không thông minh nhưng siêng học, hầu như suốt cả hai năm cuối bậc tiểu học, tôi không bị “ăn” roi mây lần nào. Xin đừng tưỏng là thầy cô quá nhẫn tâm, mà chỉ vì muốn học sinh nên người. Hình thức dùng roi mây thật không nên, nhưng hầu như thời đó không một ai phản đối, vì tinh thần nể trọng thầy cô. Thật vậy, thời đó vị trí xã hội thầy cô rất cao, đi đâu cũng đưọc cha mẹ học trò trọng vọng, chào kính. Bậc cha mẹ học sinh là vậy, học trò càng kính trọng thầy cô, khi tiếp xúc luôn khoanh tay cúi đầu. . .

              Hồi xưa đó, thời chúng tôi giềng mối “tam cương, ngũ thưòng” chỉ còn hai cưong, tức “sư, phụ”, vua Bảo Đại không còn là vua, chỉ là Quốc Trưởng, nhưng nghiã thầy trò còn “nặng” lắm. Câu ca dao “công cha, nghiã mẹ, ơn thầy” luôn đưọc truyền tụng . Trong dịp Lễ Tết, học trò phải nhớ “mồng một nhà cha, mồng hai nhà vợ, mồng ba nhà thầy”. Ngày mồng ba, học trò luôn nhớ ơn, dù đã thành ngưòi lớn, có gia đình rồi cũng nhớ thầy ngày xưa, mang quà đến mùng tuổi. Quà không cần phải giá trị quí giá chi, thường là gói trà, bánh mứt cùng đôi đòn bánh tét.. Hầu như đâu đâu cũng vậy, và chưa bao giờ xảy ra những chuyện học trò hỗn hào, đừng nói chuyện học trò đánh thầy. Trong tình thầy trò, hầu như không bao giờ bị chi phối vì vật chất bạc tiền, hoàn toàn không có chuyện “gián tiêp hay trực tiếp” bắt học trò mình phải “học thêm” lớp ngoài giờ do chính mình mở ra. Còn nhớ, năm 1955, học trò lớp nhứt chúng tôi lên tỉnh thi tiểu học, quả là một biến cố quan trọng, cả làng cả xóm đều biết. Năm lớp nhứt, học sinh phải thật chăm chỉ, học hành đến nơi đến chốn và thầy chỉ dạy chi li từng chút, nhứt là cách giải những bài toán đố mà tôi còn nhớ mãi “hai vòi lớn nhỏ mở ra trưóc sau”. . Vậy mà chưa yên tâm, để giúp học trò, thầy tôi đã mở lớp học thêm vào buổi tối hoàn toàn không “ăn tiền”.. Trong dịp nầy, nhiều học trò chúng tôi đưọc cha mẹ mua cho cái đèn pin để soi đưòng. Thiệt là mừng hết biết, và cũng lạ nữa. Tôi mân mê cây đèn, thử rọi lên ngọn dừa thấy sáng trưng, rồi lại rọi lên trời thầm nghĩ “sáng tới trời, chắc vì xa quá không thấy”. . nay ngồi nhớ lại thì thiệt là . . khù khờ ngu ngơ. Học trò chúng tôi thời đó, bạn bè thưòng chung lớp khoản năm năm, mỗi dịp hè xa nhau, làm sao quên được, học trò lớp nhì, nhứt chuẩn bị quyển  lưu bút ngày xanh thật đẹp, tô màu, vẽ hình bông hoa, chim cò, dường như có hình trái tim nhưng không có mủi tên rỉ máu xuyên ngang. . Một năm học kết thúc, đáng nhớ làm sao buổi lễ phát thưởng. Trong năm học, mỗi tuần đều có cộng điểm và mỗi tháng tổng kết, danh sách học sinh với thứ hạng được ghi trên bảng treo lên tường. Thưòng học sinh hạng nhứt nhì ba được xướng tên lên nhận bằng danh dự, thật danh dự vô cùng. Càng “ngon lành” hơn, mỗi sáng chào cờ đầu tháng, học sinh hạng danh dự đưọc xướng danh, lên đứng xếp hàng, đưọc thầy cô và các bạn vỗ tay. Cá nhân chúng tôi khá siêng học, luôn đứng nhứt nhì, vui mừng lắm và còn được thầy tin tưởng giao cho ôm sổ cộng điểm về nhà . .

              Trên tường, trước 1954, cao nhứt là hình “Đức Quốc Trưỏng Bảo Đại”  (và sau đó là hình Thủ Tưóng Ngô Đình Diệm), các bảng khẩu hiệu “Tiên Học Lễ, Hậu Học Văn”, “Uống Nước Nhớ Nguồn”. . Như đã nói mỗi mùa bãi trường, lễ phát thưởng luôn đưọc tổ chức thật qui mô, luôn có sân khấu, học trò và thầy cô chuẩn bị cả tháng, còn phải tập các vở kịch nữa. Buổi lễ phát thưởng trưòng Quận tôi lúc đó, thường luôn đưọc ngài Quận Trưởng chủ tọa, cùng sự tham dự của các viên chức, các vi bô lão và phụ huynh học sinh. Ngày phát thưởng thật không khác gì ngày lễ hội, học trò được lãnh thưởng là những gói thật to, gồm cặp da, tư điển, sách vở. . . giữa những tràng pháo tay to vang. Chính hình thức long trọng nầy, đã khuyến khích học trò cố gắng. Tôi nhờ siêng học, năm nào cũng đưọc những phần thưởng, ông bà ba má vui mừng. Tôi cũng còn nhớ các bạn bè, có đứa đã quá buồn, khóc rấm rức.. Nhưng rồi cũng qua đi, xong lễ chúng tôi lại cùng nhau tay trong tay, líu lo trò truyện. Và rồi những cuốn lưu bút đưọc trao nhau. Đời học sinh nhiều kỷ niệm nhứt phải là thời tiểu học, mà  ông nhạc sĩ Thanh Sơn  của quê tôi Sóc Trăng đã khiến hàng triệu học trò bùi ngùi “nhớ mùa hoa phượng”, nhớ quyển “lưu bút ngày xanh”.

              Thật đáng buồn, đất nước tôi, quê hưong tôi từ sau 1960, đã không còn bình yên một thuở. Ôi, những quyển lưu bút ngày xanh của chúng tôi, tuổi xuân xanh của chúng tôi, của hàng triệu người đã bị ngọn lửa chiến tranh hận thù thiêu rụi mấy mươi năm. Riêng tôi, những bằng danh dự, những quyển lưu bút, những cuốn tập học trò cùng bài vở mực tím. . mà tôi giữ gìn trân quí như báu vật trong 20 năm, đã bị ngọn lửa 1975 đốt cháy không tiếc thưong. Ngọn lửa 1975 đồng thời đã tạo cơn lốc xoáy điên cuồng thổi tôi và hàng triệu đồng đội, đồng bào tung bay  vào những khu rừng trại cải tạo, khu kinh tế mới, đại dưong đầy sóng dữ, hải tặc. . Cuối năm 1955, tạm rời quê, lên tỉnh học trung học, rồi lên chốn “đô thành”, đôi lần về thăm, cũng chưa thấy đổi thay nhiều. . Sau ngày “tháng tư năm ấy”,  lấy xong “bằng tiến sĩ cải tạo” vất vưởng tìm hột cơm . . khoảng mưòi năm sau, tính ra đã tròn 30 năm, tôi  về tìm lại mái trưòng xưa, mà giờ đây đã thay đổi hầu như hoàn toàn. Nghe nói, ngày nay câu ca dao “Tiên Học Lễ, Hậu Học Văn” đã không còn treo trên  tường nữa... Đúng thật rồi, và còn biết bao nhiêu “điều nghe nói”, đã là sự thật, sự thật mà bình thưòng không dám tin. Sau gần ba chục năm, về lại quê xưa, thăm cái quận nho nhỏ ngày nào, cũng con đường cũng xóm làng, nhưng sao tìm lại ngôi trưòng quá khó khăn. Nhưng cuối cùng đây rồi, ba mưoi năm, là nửa đời người, trưòng tôi ngày xưa với mái ngói đỏ như son môi cô thiếu nữ, nay đã xám xịt, đầy những rêu phong. Ngày xưa ấy, trước trường là khoản sân rộng, nhiều cây còng khá to, nay đã không còn nữa.  Ngưòi ta đã đố , lấy mặt bằng làm mặt tiền. Trưóc sân đã là những căn nhà ngói của ai đó, chỉ còn con đưòng như hẻm nhỏ, vào sâu hơn 20 mét... Về “Thăm Lại Trưòng Xưa”, tôi đã thấy:

Nằm khuất sau nhà ai
Trưòng tôi vẫn còn đây
Bấy nhiêu năm xa cách
Ôi, quá nhiều đổi thay
Tôi nhớ lại ngày xưa
Mái truòng ngói màu đỏ
Trên đưòng đi đến lớp
Nhìn thấy rõ từ xa
Nhớ hàng còng xanh tươi
Che sân trường mát rượi
Cho chúng tôi thỏa thích
Nô đùa giờ ra chơi
Nay hết rồi còn đâu
Mái trưòng phủ màu rêu
Và cong hoằng hẳn xuống
Vì chịu đựng quá lâu
Vách tưòng màu nhợt nhạt
Chấp vá bao lổ hang
Từng mảng vôi vụn vở
Cào xé bởi thời gian
Tôi bàng hoàng nhìn lên
Côt cờ như ngả nghiêng
Màu cờ vàng đã mất
Theo vận nưóc truân chuyên
Lòng miên man hồi tưởng
Bè bạn học chung trường
Nay, ai còn ai mất
Ai  lưu lạc tha phương
Ông hiệu trưỏng, cô thầy
Như ẩn hiện đâu đây
Ôi, thời gian tàn nhẫn
Đôi mắt buồn, ai hay...

              Ôi, trưòng làng tôi, đã đổi thay nhưng vẫn còn đây. Tôi chỉ sợ một ngày nào đó, những con em, ở đâu đó. . sẽ không còn biết và sẽ hỏi “Việt Nam Tôi Đâu”. Xin thưa, đó là dãy đất hình cong chữ “Ếch” (S), luôn mỉm cưòi rạng rỡ “Minh Châu Trời Đông”.

 
 
 
 
Last updated 01/18/2015

 

 

 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 

 
 
 
 
 
 


side1
side2
side1
side2
side1
side2
side1
side2
side1
side2
side1
side2
side1
side2
side1
side2
side1
side2
side1
side2
side1
side2
side1
side2
side1
side2
side1