banner Các Thế Hệ Thầy Cô
side2

Ta Biết Được Gì Về Tương Lai...

Nguyễn Hồng Phúc - HD 67-74

Đã hơn một năm trời, chúng ta đã sống trong những ngày buồn nhất. Những nỗi buồn từ trên trời rơi xuống mà không ai có thể ngờ được rằng, nó có thể xảy ra ở Thế Kỷ thứ 21 này. Nhớ lại những ngày đầu năm 2020 đang uống cà phê với bạn bè đi bộ trong MacDonald vui vẻ bàn chuyện về một chứng bệnh giết người từ Vũ Hán qua internet và tin tức trên TV, chúng tôi còn cười giễu cứ nghĩ đó là chuyện của người ta ở đâu xa xăm lắm. Nhưng có ngờ đâu ... chỉ hơn một tháng sau. Con virus đã bay ra khắp năm châu bốn bể, tấn công khắp nơi, gần như không chừa một nước nào. Cũng vì sự xuất hiện của Cô Vy mà từ đó tất cả sinh hoạt người già chúng tôi bị đảo lộn, phải sống cách ly xã hội, không được tiếp xúc với bạn bè, con cái và bà con thân thuộc. Thế mà cũng đã qua một năm rồi. Hiện nay dịch bệnh vẫn còn và chúng ta may mắn cũng còn thở. Vì thế nên tôi có cơ hội xem nhiều phim, nghe truyện đọc về tâm linh chẳng hạn như truyện “Muôn kiếp nhân sinh / Many lives many times” của giáo sư Nguyên Phong khiến cho chúng ta phải nhìn lại và suy gẫm về sự tiến bộ vượt bực và ảnh hưởng đến tương lai nhân loại như thế nào… Cuốn truyện tâm linh ngắn này kể lại việc trải nghiệm về kiếp luân hồi của một nhà doanh nhân nổi tiếng ở New York, ông Thomas (đây chỉ là ẩn danh vì ông này không muốn báo chí lôi thôi phanh phui đời tư của ông) và ông tin vào luật nhân quả trong vũ trụ. Bạn có tin vào luật nhân quả và luân hồi chăng. Không sao bạn nên tiếp tục lắng nghe câu truyện để hiểu thêm về đề tài thú vị này. Câu truyện trải nghiệm tiền kiếp của vị doanh nhân này vẻ lại cho chúng ta thấy bức tranh Luân hồi và Nhân quả của loài người; chu kỳ Thành - Trụ - Hoại - Diệt và sự tiến hóa của mọi thực thể, của đời người, các quốc gia, nền văn minh, các hành tinh... Hiểu về các quy luật vũ trụ và cá nhân thì mỗi người chúng ta và các quốc gia sẽ bớt tham tàn, bạo lực và u mê.

Theo ngụ ý câu truyện thì có nhiều dấu hiệu cho thấy Trái Đất đang ở đoạn cuối của một chu kỳ tiến hóa. Thành và Trụ thì rất lâu. Nhưng đến đoạn Hoại - Diệt thì nhanh lắm. Con người cần khơi dậy tình thương, lòng trắc ẩn và lấy đó làm nền tảng cho mọi hoạt động. Đó chính là sự cứu rỗi cho chính họ. Chu kỳ có rồi mất của vạn vật theo tác giả Nguyên Phong kể ra như:
• Động vật : sinh - lão - bệnh - tử
• Vũ trụ : thành - trụ - hoại - diệt

Sự tiến bộ vượt bực ở thế kỷ 21 ngày nay diễn ra thật đáng sợ với những phát minh khoa học ngoài tầm kiểm soát của giới công nghệ như việc cài bộ óc thông minh nhân tạo vào con người / Artificial Intelligence, điện thoại thông minh/smartphone, những phát minh hết sức tối tân mà hiện nay con người nghĩ không thể xảy ra. Tế bào động vật được cấy vào cơ thể con người, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo robot, tạo nên khả năng mà con người không thể làm được mà ta có thể coi đó là người hay nửa người nửa siêu nhân cũng được. Có ai biết hậu quả của những việc này là gì chăng?. Thí dụ những robot thông minh trong phòng lab của đại học Carnegie Mellon Pittsburg, nơi tác giả Nguyên Phong làm việc có thể làm nhiều điều mà chúng ta không ngờ. Khi các nhà khoa học cài những thuật toán học phức tạp vào những con robot này để chúng chơi cờ với nhau mà chúng có thể học và tính hàng trăm nước cờ để thắng đối thủ. Điều mà các nhà khoa học tại đây không ngờ là những con robot vô tri vô giác lại có thể tìm cách lừa nhau để thắng cuộc không phải bằng việc đón trước nước cờ của đối thủ mà tìm cách lừa bịp lẩn nhau. Sự tiến bộ của trí thông minh nhân tạo nói riêng và công nghệ nói chung đang dần vượt khỏi phần kiểm soát của các nhà khoa học. Trong khi số đông vẫn còn chìm đắm trong ảo tưởng của sự tiến bộ khoa học, ít ai nghĩ về hậu quả trong tương lai, khi công nghệ có thể gây nên những hành vi phi nhân tính. Người ta không thể dạy khoa học kỹ thuật mà không đề cập đến vấn đề đạo đức và bổn phận của những người có trách nhiệm làm việc trong đó. Khoa học mà không có lương tâm, công nghệ mà không có trách nhiệm thì chỉ mang lại thảm họa cho nhân loại sau này.

Tình trạng vô cảm của con người – sự tiến bộ vượt bực khoa học ngoài tầm kiểm soát gây ra nhiều sự biến đổi khí hậu và có thể đưa đến một tương lai đầy bất ổn của loài người. Nguy hiểm hơn nữa là nghành công nghệ lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự tỉnh táo của chính con người, khiến cho họ trở nên thụ động vô cảm vì bị rút hết sinh lực vì lúc nào cũng chạy đua và cạnh tranh với thời cuộc. Đa số mọi người trở nên thụ động, quên đi tất cả mọi sự chung quanh. Họ không sống với sự tỉnh thức nữa mà đã trở thành những cỗ máy hoàn toàn vô cảm trước hoàn cảnh xã hội. Một xã hội vô cảm thiếu vắng lòng trắc ẩn và tình thương phải được cảnh báo. Biết bao người đang sống một cách vô cảm, họ không nhìn thấy sự đau khổ mà họ đã gây ra cho người khác. Họ sống và ý thức bị thôi thúc bởi sự tham lam, quyền lực và chỉ bằng quyền lực. Trong tương lai sự bốc lột đàn áp, sự chênh lệch quá lớn giữa người giàu và người nghèo sẽ ngày một thêm sâu sắc. Một xã hội phân chia nhiều đẳng cấp mà đẳng cấp trên sẽ đàn áp đẳng cấp dưới không thương tiếc. Tình trạng vô cảm dững dưng trước sự đau khổ của người khác đã và sẽ xảy ra khắp nơi. Ngay ở Mỹ, một trong những quốc gia tân tiến nhất hoàn cầu đã xảy ra nhiều tình trạng bất bình đẳng giàu nghèo hay phân biệt chủng tộc.

Năm 2020 người dân nhiều thành phố lớn bên Hoa Kỳ xuống đường biểu tình sau cái vụ người dân da đen George Floyd, là một người da đen có tiền án bị cảnh sát chặn bắt vì tình nghi lưu hành bạc giả, bị cảnh sát hành hung đến chết (Black Lives Matter) ở Mineapolis ngày 20-05. Sau cái chết của George Floyd, các cuộc biểu tình mang danh hiệu Black Lives Matter (BLM) diễn ra trên nhiều thành lớn khắp nước Mỹ. Ban đầu mang danh bất bạo động. Không lâu sau, đã biến thành những vụ cướp bóc, đốt phá các siêu thị lớn, thậm chí cả tòa án, công sở, các nơi thờ tự, các Thánh đường có lịch sử hàng trăm năm. Đi xa hơn, vài đám biểu tình bên Mỹ còn giật đổ các tượng danh nhân trong đó có tượng Washington, vị Tổng Thống đầu tiên của Hiệp Chủng Quốc và tượng các Thánh, kể cả tượng Đức Maria, Chúa Giêsu! Đây là lúc BLM đã biến dạng khi có sự hiện diện của Antifa, Anarchy các nhóm cực tả - cụ thể là những thành phần bạo tợn trang bị vũ khí cùng mình tôn thờ chủ nghĩa Mác-xít mang theo những lá đại kỳ Trung Cộng, Cuba, Đông Âu cũ đỏ chói nghênh ngang diễu hành với thái độ hãnh tiến, thách thức trên đường phố. Ít lâu sau đó ngày 25-08-2020 tại Kenosha, Wisconsin một cảnh sát viên chán ngán việc người dân diễn hành biểu tình để bênh vực cho Black Lives Matter khiến anh bực tức bắn vào đám đông xuống đường làm thiệt mạn cho nạn nhân Jacob Blake đang và sẽ là vấn nạn lớn trong tương lai.

Giữa tháng 3 năm 2021 một người da trắng tên Robert Aaron 21 tuổi cầm súng vào 3 tiệm spa Á châu ở Atlanta bắn chết 8 người phụ nữ trong đó có 6 người gốc Á châu. Hôm chúa nhật 21 tháng 3 hàng nghìn người xuống đường biểu tình ở những thành phố lớn như Washington, New-York, Atlanta và Montreal để chống đối việc kỳ thị người Á châu. Tình trạng càng ngày càng tồi tệ hơn sau khi cựu TT Donald Trump tháng 3 năm ngoái tuyên bố Covid 19 là China Virus. Từ đó nhiều nạn nhân nhất là người già Á châu ra đường thỉnh thoảng nghe đâu đó bị hành hung bởi dân da trắng.
Đặc biệt như những dự báo của người ta liên quan đến quy luật – thành – trụ - hoại – diệt trong chu kỳ phát triển của nền văn minh con người khiến chúng ta sẽ rùng mình.

Trong giai đoạn cuối của mỗi chu kỳ ta sẽ thấy chiến tranh lan rộng, thiên tai xảy ra mỗi ngày một khốc liệt như các vụ cháy rừng bởi sấm sét hôm 18-08-2020 ở thành phố Vacaville phía bắc Sacremento, Paradise, Phoenix và vùng vịnh San Francisco ở Hoa Kỳ và ngay phía tây Canada và Úc, các trận bảo lụt vùng sông Dương Tử TQ, hạn hán, sóng thần, động đất, tiếp đến là sâu bọ phá hoại mùa màng gây ra nạn đói khắp nơi rồi. Hành tinh chúng ta đang gặp đại nạn do các đại dịch như Covid-19 mà con người đang tìm cách đối phó nhưng kết quả còn mơ hồ lắm. Có cô bạn thân bên Cali còn rất tích cực hơn cho ý kiến rằng tình trạng Covid-19 sẽ tiến triển khá hơn vào cuối năm 2020. Theo cá nhân tôi thì tiêu cực hơn có nghĩa là tình trạng tối tăm này sẽ còn kéo dài đến cuối năm 2021.

Biến đổi khí hậu mà biểu hiện chính là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng đã tạo nên các hiện tượng thời tiết cực đoan hiện nay. Đây là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21 vì biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái, tài nguyên môi trường và cuộc sống của con người như:

1. Mực nước biển dâng cao là do nhiệt độ trên trái đất ngày càng tăng. Trong 30 năm nữa, nếu tình trạng tiếp tục như hiện nay thì trái đất sẽ tăng 2 độ và mực nước biển sẽ tăng 1m. Nhiệt độ tăng khiến các tảng băng tan nhanh hơn, làm mực nước biển và đại dương trên toàn thế giới tăng theo.

Nằm ở giữa Australia và quần đảo Hawaii (Mỹ) trên Thái Bình Dương, phần lớn lãnh thổ Tuvalu (gồm 9 đảo san hô vòng) cách mực nước biển chưa tới 0.9 m. Nơi cao nhất của nước này chỉ cách mực nước biển 4.5 m. Vì thế mà Tuvalu đang đối mặt với nguy cơ bị nước biển nhấn chìm do tình trạng ấm lên toàn cầu.

2. Các tản băng tan / Glacier melting - Chúng ta dễ dàng nhận thấy diện tích của các dòng sông băng trên toàn thế giới đang dần bị thu hẹp lại. Vùng lãnh nguyên (vùng đất cao nơi cây cối không thể sinh trưởng và phát triển) từng bị lớp băng vĩnh cửu bao phủ, nay dưới tác động của nhiệt độ cao, lớp băng đã tan chảy và sự sống của các loài thực vật trên vùng đất này cũng đã xuất hiện. Một tảng băng trơ trọi trên đỉnh Klimanjaro tại Tanzania. 80% diện tích băng trên đỉnh Kilimanjaro đã biến mất trong 50 năm qua. Ông Batilda Buran, Bộ trưởng Môi trường Tanzania, phát biểu: "Tác động của biến đổi khí hậu đối với Tanzania đang diễn ra với tốc độ khủng khiếp chưa từng có trong lịch sử".

Golden Gate3. Tia nắng nóng hơn - Trong 50 năm trở lại đây, tần suất xảy ra các đợt nắng nóng đã tăng từ 2- 4 lần. Nhiều khả năng trong 40 năm tới, số lượng các đợt nắng nóng sẽ tăng 100 lần. Theo các chuyên gia, nắng nóng sẽ làm tăng số vụ cháy rừng, các loại bệnh dịch, và mức nhiệt độ trung bình trên hành tinh trong tương lai cũng sẽ tăng theo. Đợt nắng nóng năm 2020 đã gây ra cháy rừng đã thiêu rụi hơn 1.25 triệu hécta trong năm nay tại California, phá kỷ lục trong nhiều năm. Sáu trong số hai mươi đám cháy lớn hàng đầu trong lịch sử tiểu bang bùng phát trong 9 tháng qua tại miền tây Bắc Hoa Kỳ - vùng vịnh San Francisco, bang Washington và Oregon [5].

Trùng Khánh4. Bão và lũ lụt - Số liệu thống kê cho thấy, chỉ trong vòng 30 năm gần đây, những cơn bão mạnh cấp 4 và cấp 5 đã tăng lên gấp đôi. Những vùng nước ấm đã làm tăng sức mạnh cho các cơn bão. Chính mức nhiệt cao trên đại dương và trong khí quyển, đẩy tốc độ cơn bão đạt mức kinh hoàng. Vào tháng 7 và 8-2020 nhiều vùng hạ lưu song Dương Tử bị lũ lụt cuốn trôi nhà cửa cây cối và xe cộ ở TQ. Sông Dương Tử, tuyến đường thủy dài nhất Trung Quốc, đã ghi nhận trận lũ thứ 5 trong năm ở thượng nguồn hôm 17-8. Đập Tam Hiệp là một hệ thống kiểm soát nước đa chức năng, bao gồm một con đập dài 2 309 mét và cao 185 mét, một âu tàu 5 tầng ở phía bắc và phía nam, và 34 máy phát turbo kết hợp có công suất phát 22.5 triệu KW. Thành phố Trùng Khánh ở tây nam Trung Quốc, nằm dọc theo thượng nguồn sông Dương Tử, hôm 18.8 đã nâng cấp ứng phó kiểm soát lũ lên cấp 1 - cấp cao nhất trong hệ thống ứng phó khẩn cấp lũ lụt 4 cấp. Theo các cơ quan chức năng, trận lụt sắp tới dự kiến ​​sẽ đổ bộ vào thành phố Trùng Khánh từ ngày 18 đến 20-8. [1] . Tuần lễ  giữa tháng 9 cơn bảo Sally càn quét dử dội bờ biển đông nam Hoa Kỳ như Pensacola ở Florida và Alabama.
Chỉ trong tháng 10 các cơn bão lẻ tẻ, Molave và Goni đã gây ra lũ lụt miền Trung VN, làm thiệt mạng vài chục người cứu hộ và hơn 20 cư dân trên biển và mấy chục ngàn người dân buộc phải di tảng ra khỏi vùng.

Hạn Hán5. Hạn hán - Khi một số nơi trên thế giới đang phải hứng chịu cảnh ngập lụt do mực nước biển dâng và bão lũ, thì ở nhiều nơi khác, hạn hán lại đang hoành hành.
Các chuyên gia ước tính tình trạng hạn hán sẽ tăng ít nhất 66% do khí hậu ngày càng ấm hơn. Hạn hán xảy ra thường xuyên sẽ thu hẹp nguồn cung cấp nước, làm giảm chất lượng các sản phẩm nông nghiệp, khiến nguồn cung ứng lương thực toàn cầu trở nên bấp bênh. Hiện nay Ấn Độ, Pakistan và vùng cận Sahara thuộc châu Phi đang phải hứng chịu các đợt hạn hán nghiêm trọng. Giới khoa học dự báo lượng mưa tại các khu vực trên sẽ tiếp tục giảm trong những thập kỷ tới. Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu tại châu Phi cho rằng, tới năm 2030, sẽ có 75 – 250 triệu dân châu Phi không có nước sử dụng, và sản lượng nông nghiệp của châu lục này cũng sẽ giảm 50%

Bản đồ Việt Nam6. Dịch bệnh - Nhiệt độ ngày càng tăng kết hợp với lũ lụt và hạn hán đang trở thành mối đe dọa với sức khỏe dân số toàn cầu. Bởi đây là môi trường sống lý tưởng cho các loài muỗi, những loài ký sinh, chuột và nhiều sinh vật mang bệnh khác phát triển mạnh.

7. Thiệt hại kinh tế - Bão lụt cùng với những tổn thất trong ngành nông nghiệp đã gây thiệt hại hàng tỷ USD. Bên cạnh đó, các chính phủ cũng cần một lượng tiền lớn để xử lý và kiểm soát sự lây lan dịch bệnh. Năm 2005, cơn bão lịch sử đã đổ bộ vào Louisiana, khiến mức thu nhập của người dân nơi đây giảm 15% trong những tháng sau cơn bão, và thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 135 tỷ USD.

Trong khi người dân phải đối phó với giá lương thực và nhiên liệu tăng cao, thì các chính phủ cũng đang phải chịu sụt giảm doanh thu từ ngành du lịch, giảm lợi nhuận công nghiệp. Ngược lại, nhu cầu năng lượng, lương thực, nước sạch, chi phí cho hoạt động dọn dẹp sau thảm họa lại luôn tăng cao, kèm theo những bất ổn vùng biên giới. Theo dự đoán của Viện nghiên cứu Môi trường và phát triển toàn cầu tại Đại học Tufts, Mỹ, chi phí cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu tới năm 2100 sẽ đạt 20 ngàn tỷ USD.

Các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu sinh vật biển, thuộc Đại học Hawaii đã đưa ra cảnh báo trên trong một nghiên cứu, nhằm đánh lên hồi chuông cảnh báo về hậu quả tiêu cực của tình trạng biến đổi khí hậu. Trong nghiên cứu này, ông Erik Franklin - một trong những tác giả chính, nhấn mạnh nhiều thảm họa thiên tai đang xảy ra và sẽ tiếp diễn với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Chính lượng khí thải CO2, khí methane và các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính khác tràn ngập trong không khí là yếu tố kích thích sản sinh ra "các lực lượng đe dọa sự sống."

Bắt đầu từ nhiệt độ tăng cao, hiện tượng này dẫn đến tình trạng khô hạn hán ở nhiều vùng nhiệt đới, nắng nóng và cháy rừng thảm khốc, như vụ cháy rừng tại thành phố Vacaville phía Bắc Sacremento và vùng vịnh San Francisco California, Orange County Santa Ana Mountain và nhiều vùng khác ở Úc và phía Tây Canada. Trong khi đó, ở những khu vực ẩm ướt hơn, hậu quả của hiện tượng biến đổi khí hậu là mưa lớn và lũ lụt. Đối với thế giới đại dương, tình trạng biến đổi khí hậu tạo ra nhiều siêu bão lớn hơn / tsunami mà sức hủy diệt của những cơn bão này gia tăng là do mực nước biển tăng cao.
Cụ thể là nghiên cứu khẳng định nếu tình trạng ô nhiễm không khí vẫn giữ ở mức hiện nay, thành phố New York sẽ phải hứng chịu bốn thảm họa thiên tai cùng lúc, trong đó có mưa to, mực nước biển dâng và bão gia tăng.[3]

Ảnh hưởng của điên thoại thông minh / Smartphone
Smart phoneMột thập kỷ trước, khi các thiết bị thông minh ra đời, bắt đầu một trang mới trong tương tác của con người. Tiếp nối đó là sự ra đời của chiếc Smartphone (điện thoại thông minh) càng làm cho đời sống thay đổi, nó trở thành một công cụ không thể thiếu trong đời sống hằng ngày. Lợi ích của Smartphone thì không phải bàn tới nhưng tác hại của nó lại gây ra những vấn đề nghiêm trọng tới sức khỏe.
Từ khi điện thoại thông minh ra đời từ năm 2007 đến nay, điện thoại này càng ngày càng thông minh có rất nhiều kỹ năng giúp / hỗ trợ con người rất nhiều như tra dịch bất cứ tiếng ngoại quốc nào, chỉ đường với hệ thống GPS, chơi game những lúc rảnh rỗi, lưu trữ các địa chỉ email, là cái máy tính bỏ túi, là cái máy ảnh khá tốt và tiện lợi, xem tiên đóan thời tiết, dịch vụ chuyển ngân nhà băng, mua bán stock, xem giá cả thị trường chứng khoán, mua hàng hóa trên mạng mà không cần bước chân ra khỏi nhà, là một máy vi tính thu nhỏ trong lòng bàn tay, v.v….Trong khi các nghiên cứu được công bố đã đưa ra mối liên hệ giữa việc sử dụng phương tiện kỹ thuật số và các triệu chứng hoặc chẩn đoán về sức khỏe tâm thần, nguyên nhân chưa được thiết lập, với các sắc thái và cảnh báo của các nhà nghiên cứu thường bị hiểu lầm bởi công chúng hoặc bị truyền thông đưa tin sai.

Ngày nay con người lạm dụng nói đúng hơn là nghiện điện thọai thông minh. Cái máy nhỏ bé này hút hết sinh lực trẻ em và làm các em trở nên vô cảm. Các em không còn cảm xúc trước mọi sự việc. Các em cứ cắm đầu vào cái màng hình nhỏ bé mỗi khi rảnh rỗi để chat. Trẻ em không còn chịu khó tìm tòi học hỏi mà tất cả truy vào Google là tìm ra tất cả câu trả lời. Các em ở nước tân tiến nếu không có việc gì làm các em ngồi ì ra chơi game trên mạng, các em lười biếng không muốn giúp cha mẹ việc nhà cửa nữa… Bài vở giáo sư cho về nhà để các em cố gắng truy tìm suy nghĩ mà giải đáp. Ngày nay các em thay vì làm việc nhiều bằng trí óc các em sẽ truy trên mạng để tìm câu giải đáp hay hỏi bạn bè trên mạng lời giải trước.
Thứ hai, nhiều trẻ em không chơi với những người khác, chúng chỉ chăm chú làm bạn với chiếc điện thoại thông minh của mình. Bởi vì có thể dễ dàng tải các trò chơi trên smartphone nên nhiều trẻ em đòi hỏi cha mẹ mua cho một chiếc để chúng có thể chơi các trò chơi. Tuy nhiên, điều này không hề tốt đối với trẻ em. Chơi trò chơi quá nhiều trên điện thoại di động sẽ không chỉ làm tổn thương mắt của trẻ em mà cũng có thể làm cho các em mất đi khả năng giao tiếp xã hội. Hơn nữa, thật không lịch sự khi sử dụng điện thoại thông minh trong một số trường hợp. Ví dụ, ở trong lớp, sử dụng điện thoại thông minh khi giáo viên đang giảng dạy là không lịch sự, chứng tỏ sự không tập trung vào giáo viên, không cần nghe hướng dẫn của giáo viên, khiến người học không thể học tập hiệu quả trong lớp học. Theo chuyên gia tâm thần học lâm sàng người Mỹ - Jean Twenge cảnh báo, trẻ em ngày nay thường dành nhiều thời gian ở nhà để sử dụng mạng xã hội. Bọn trẻ chỉ quan tâm đến việc có bao nhiêu lượt thích và bình luận thay vì quan tâm đến những người thân trong gia đình. Smartphone giúp kết nối trẻ em với thế giới rộng lớn bên ngoài, cung cấp lượng lớn kiến thức hữu ích cho sự hình thành về tư duy.

Smart phoneTuy nhiên, nó cũng bao gồm mặt trái mà phụ huynh ít để tâm đến như tình trạng bắt nạt trực tuyến, bạo lực cùng những hình ảnh 18+ hay tin tức giả mạo và lường gạt tống tiền. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, việc sử dụng điện thoại khiến trẻ dần tê liệt về cảm xúc, hình thành suy nghĩ dùng bạo lực để giải quyết vấn đề.
Trong trường hợp khác, khi ăn tối với một nhóm bạn bè chắc hẳn nhiều lúc chúng ta sẽ cảm thấy khó chịu khi câu chuyện của mình bị ngắt quãng bởi những người khác đang chăm chú vào màn hình điện thoại thay vì lắng nghe. Đã có nhiều trường hợp tai nạn giao thông do người sử dụng phương tiện chỉ chăm chú vào chiếc điện thoại của mình.

Sử dụng smartphone sẽ có vấn đề có thể bao gồm mối bận tâm với giao tiếp khi di chuyển, phung phí quá nhiều tiền hoặc thời gian dành cho điện thoại di động, sử dụng điện thoại di động trong các tình huống không phù hợp về mặt xã hội hoặc thể chất như lái xe ô tô. Việc sử dụng ngày càng tăng cũng có thể dẫn đến tăng thời gian liên lạc trên thiết bị di động, ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ và lo lắng nếu bị tách khỏi điện thoại di động hoặc không có được tín hiệu mạng đầy đủ.

Trí tuệ nhân tạo / Artificial Intelligence (AI)
Gần đây, AI hay trí tuệ nhân tạo được nhắc đến thường xuyên như một bước đột phá của kỉ nguyên mới. Người ta dự đoán rằng Machine Learning sẽ đại diện cho thay đổi cơ bản trong cách con người tồn tại trên thế giới, tương tự như sự xuất hiện của cuộc cách mạng nông nghiệp và công nghiệp. Thật vậy, Trí tuệ nhân tạo đã, đang và tiếp tục làm những điều tuyệt vời trong thế giới của chúng ta ngày nay. Tuy nhiên, nó cũng có thể đem lại những điều khủng khiếp nếu đi sai đường. Theo ước tính của các quốc gia tân tiến thì vào năm 2020 AI sẽ tạo ra hơn 2 triệu việc làm. Nhưng theo dự đóan củ Hoa Kỳ thì trong 10 năm nữa thì 33% việc làm sẽ được thay thế bằng kỹ thuật AI. Những người lao động với trí tuệ trung bình hoặc thấp sẽ mất việc làm – xe tự lái sẽ thay thế người tài xế, các siêu thị sẽ tự động hóa cũng như những khâu công xưởng sản xuất cũng sẽ tự động hóa bằng AI. Ngày nay mua bán trên mạng như Amazon, eBay, Shopper, Wish, Alibaba, TopHatter, v.v…cũng đã thay thế nhân công buôn bán trong tiệm bán hàng hóa khá nhiều. Có rất nhiều điều để nói về những hiểm họa tiềm tàng của AI - nhưng theo chiều hướng tích cực, AI có thể thực hiện cực kỳ hoàn hảo các công việc.

Từ thời phát minh ra bánh xe đầu tiên đến hiện tượng Internet mới nổi, hầu hết các công nghệ đột phá đều bị phỉ báng ngay từ đầu - nhưng về lâu dài, tác động của AI có thể cực kỳ tích cực. Chúng ta có thể hiểu AI sẽ đem lại nhiều lợi ích như:

  • Tạo thêm công ăn việc làm từ AI như:
    • Lập trình viên để dạy các hệ thống AI cách đọc cảm xúc của con người, xử lý ngôn ngữ một cách tự nhiên hơn...
    • Người trung gian giữa AI và các leader doanh nghiệp, công chúng và cộng đồng...
    • Ethics controller - Những người kiểm soát có đạo đức để đảm bảo các hệ thống AI hoạt động theo giá trị của con người.
    • Sự tăng trưởng của các công việc về dữ liệu và phân tích: 2017-2021, nhu cầu của data scientist và data engineer dự kiến sẽ tăng 39%
  • Năng suất lao động tăng lên như việc bảo trì các phương tiện di chuyển - xe cộ, xe tải, tào hỏa, máy bay, tàu thủy, v.v… sẽ giúp tiết kiệm bằng cách bảo trì đúng thời gian làm cho máy móc hiệu quả hoạt động tốt, ít tốn xăng dầu và lâu bền hơn,
  • Các khâu sản xuất trong các nhà máy sẽ hoạt động hiệu quả và ít tôn kém hơn.
  • Giám sát việc trồng trọt bằng như tươi cây, tự đông hóa cày cấy bằng AI thì hiệu quả sẽ tăng năng suất.
  • Các khả năng tiếp cận của người mù và điếc được hãng Microsoft phát minh ra kỹ thuật Seeing AI và Deep Minds sẽ giúp người khuyến này nhận dạng và hiểu tốt hơn.
  • Những hãng xe điện lớn như Tesla, GM, VW đang thi đua test các mẫu xe tự lái (auto/self driving EV). Trong tương lai gần các xe này sẽ giúp người tiêu dùng ít thời gian cho việc di chuyển vì tránh được traffic (nghẹt xe). Tuy còn nhiều trở ngại kỹ thuật hiện nay như các ranh kẽ đường không rõ rệt ban đêm hay mùa đông tuyết đóng băng trên đường làm cho mắt thần không phân biệt các lane đường để điều khiển xe, v.v…, các đại doanh nghiệp sẽ cho ra những mẫu xe này khoảng 2030.

Hiểm họa gây ra từ AI:

  • Trong vài thập niên tới nhiều công việc không còn chỗ cho con người. Đến khoảng năm 2033, 38% công việc tại Hoa Kỳ đã có thể được tự động hóa:
  • Các ngành nghề liên quan đến Chế tạo: 53%
  • Các ngành nghề về Thương mại bán buôn và bán lẻ: 51%
  • RobotCác ngành nghề về Xây dựng: 34%
  • Các ngành liên quan đến Sức khỏe, ý tế và các công tác xã hội: 28%
  • Ngành liên quan đến Giáo dục: 12%
  • Những người lao động học vấn thấp bị bỏ lại xa. Một phần ba công việc trên 32 quốc gia có nguy cơ thay đổi đáng kể do tự động hóa.
  • 86% các nhà quản lý hy vọng rằng công nhân sẽ thay đổi các kỹ năng của họ trong tương lai.
  • Vào giữa những năm 2030, những người lao động có trình độ học vấn thấp hoặc trung bình thì công việc của họ có khả năng bị tự động hóa cao gấp hai lần so với những người lao động có trình độ học vấn cao.
  • Chiến tranh xâm lược - Vũ khí được cải tiến như súng bắn tỉa tầm xa tự ngắm mà không cần người có chuyên môn huấn luyện. Máy bay thương mại không người lái/các phương tiện tự động có thể được tái sử dụng để cung cấp chất nổ và gây ra các sự cố nghiêm trọng.
  • Chủ nghĩa độc tài/Bất ổn chính trị - Hệ thống giám sát tự động có thể giúp chính phủ thu thập dữ liệu real-time về công dân mà họ không hề biết. AI có thể tạo ra nhiều loại máy tuyên truyền có mục tiêu và các chiến dịch không rõ ràng. Cảnh sát Trung Quốc sử dụng máy ảnh hỗ trợ AI và kính nhận dạng khuôn mặt (facial scanner) để quét khuôn mặt của công dân, thu thập dữ liệu và truy bắt tội phạm. Trung Quốc đã có khoảng 200 triệu camera giám sát cao gấp 4 lần so với Hoa Kỳ.
  • Các hackers đang tìm cách len lõi vào các bộ phận kiểm soát điện lực và các phương tiện truyền thông quốc gia để thống trị họ. Họ chỉ cần kiểm soát được 2 phương tiện này thì các chính quyền bó tay thua cuộc.

Kỹ nghệ phim ảnh giải trí Bắc Mỹ tiến bộ rất xa. Nếu chúng ta đã từng xem những bộ phim giải trí như Superman, Gotham City, SuperGirl, The Flash, The Arrow, DC legend of tomorrow, Die Hart, Mortal Kombat, Snowpiercer, etc…sẽ cảm thấy rất thú vị và rất nhiều màn biến dạng rất tinh xảo bằng kỹ thuật ánh sáng laser được edited bằng computer, siêu nhân bay cao, các trò bắn phá ngoạn mục và… rất là bạo hành. Những màn chém giết bằng súng ống hay dao kiếm xem như những trò chơi trẻ con và nhất là phim không còn mang giá trị văn hóa mà mục đích chính của đa số các người làm phim thời nay là cố tạo ấn tượng để thu hút càng nhiều khán giả hầu mang lại nhiều lợi tức chứ không hẳn nhắm vào một giá trị văn hóa nào cả (cultural value), không như những bộ phim giá trị ở những thập niên trước như Gone with the wind, Doctor Zhivago, The sound of music, Home Alone, Midnight Express, Forest Gump, etc…. Những màn giết chóc bằng bạo lực gieo vào đầu khán giả, nhất giới thanh niên một cách vô đạo đức mặc dù có những khuyến cáo đầu phim là bậc cha mẹ cần chú ý và tùy tiện kiểm soát trẻ em (Viewer discretion is adviced). Tuy nhiên những hành vi bạo lực, giết chóc bằng súng ống hay dao kiếm dù muốn dù không thì nó sẽ bị nhiễm phần nào vào đầu chúng ta. Xã hội càng suy đồi vì vấn nạn súng ống giết chóc, hành vi bạo hành trong gia đình vẫn cứ tiếp tục xảy ra và càng ngày càng tồi tệ hơn trên mảnh đất văn minh này.

Hiện nay thế giới đang trải qua giai đoạn hỗn loạn, xáo trộn, mà thật ra thì mỗi quốc gia đều đang gánh chịu những nghiệp quả mà họ đã gây ra trong quá khứ theo luật nhân quả. Mỗi quốc gia, cũng như mọi cá nhân, đều có những nghiệp quả của riêng do những nguyên nhân mà họ đã gây ra. Cá nhân thì có “biệt nghiệp" riêng của từng người, nhưng quốc gia có “cộng nghiệp mà tất cả những người sống trong đó được phải trả.

Hãy nhìn khắp thế giới hiện nay có hơn 7 tỷ người, có bao nhiêu người đang hành động độc ác, vô nhân tính? Có vài quốc gia còn kỳ thị chủng tộc đang đối xử với người dân họ tàn độc như thế nào?  Có biết bao cái chết thương tâm và cuộc sống bi đát của nhiều con người vô tội đã và đang diễn ra? Hãy thử nghĩ nếu tất cả chịu học hỏi và hiểu rõ về Nhân Quả, biết rõ một khi “gieo nhân gì thì sẽ  gặt quả đó” và có vay ắt phải có trả thì có ai dám hành động như thế không? . Thường thì con người, khi hành động, ít ai nghĩ đến hậu quả, nhưng một khi hậu quả xảy đến thì họ nghĩ gì, làm gì?  Họ oán hận, trách trời, trách đất, trách những người chung quanh mình đã gây ra những hậu quả đó? Có mấy ai chiêm nghiệm, tự trách mình phải thay đổi không? Đó là động lực để chúng ta chia sẻ những câu chuyện chưa từng kể với ai này… Nhân quả đừng đợi nó đến mới tin mà hãy thức tỉnh tìm hiểu mà con người mình và đối xử tốt với đồng loại.

Hai động lực điều khiển đời sống con người – tham vọng và tình thương. Lòng tham lam dẫn đến việc sử dụng tất cả mọi thứ kể cả bạo lực, kể cả việc chiếm lấy cái mình muốn. Tình thương thì khác nó chỉ cho đi chứ không đòi hỏi gì hết. Trong mọi việc dù lớn hay nhỏ đều phải có thái độ như thế. Đừng momg mỏi hay đòi hỏi được đền đáp điều gì. Đừng kể những điều tốt đã làm, đừng nhận những gì dù đã cho, đừng chờ đợi ai trả ơn, đừng cố muốn có những gì vốn không thuộc về mình. Hãy vui tươi thanh thản. Sống như thế thì sẽ hạnh phúc thực sự.

Hiện nay có hơn 7 tỷ người sống trên trái đất, nếu nhiều người ý thức về sự tàn bạo, thù hận, ích kỷ tham lam rồi tìm cách nuôi dưỡng lòng từ bi, hướng đến chân thiện mỹ thì họ có thể tạo ra những ảnh hưởng tích cực lên những người chung quanh.
Tương lai nhân loại - mỗi con người, mỗi tổ chức, mỗi quốc gia và hành tinh này sẽ ra sao trong thời gian tới là tùy thuộc vào thái độ ứng xử, nhìn nhận và thức tỉnh của từng cá nhân, từng tổ chức, từng quốc gia gây ra…

Nếu vấn nạn thực sự đến, chúng ta làm thế nào để có thể tránh được những bi kịch giáng lâm? Tất nhiên, một số người trong giới tôn giáo cho rằng đây là sự trừng phạt của Thần, và con người là không thể trốn thoát.

Gần đây đọc trên mạng xã hội, theo ông Ban Ki-moon, cựu Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, đã có một bài viết được đăng trên tạp chí Time ngày 16/4/2020 về trận đại dịch mà chúng ta đang đang phải đương đầu (https://time.com/collection/finding-hope-coronavirus-pandemic/5820650/ban-ki-moon-global-relations-coronavirus/). Ông viết: “Trong ký ức của mọi người chưa từng có thử thách nào đối các lãnh đạo của thế giới trước Covid-19 như hiện nay… Bệnh dịch này rồi sẽ tạo ra một sự suy thoái kinh tế và số người chết tăng cao một cách khủng khiếp. Ảnh hưởng của nó có thể cảm nhận ở khắp mọi nơi trên trái đất này”. Để chiến đấu với hiểm họa vô hình, ông kêu gọi các lãnh đạo thế giới hãy nhanh chóng dẹp sang một bên chủ nghĩa quốc gia thiển cận và những suy nghĩ ích kỷ để cùng nhau hành động vì lợi ích chung cho nhân loại.

Theo giáo sư Nguyên Phong có post vài lời khuyên trên mạng gần đây về dịch COVID giữa năm 2020 như sau:

GS Nguyên PhongSau đại dịch sẽ là suy thoái kinh tế toàn cầu, nên mọi người nên tiết kiệm, chuẩn bị ứng phó lâu dài. Đây là giai đoạn con người bớt hướng ra ngoài với những thói quen, nhu cầu, ham muốn trước đây - mà tập trung chia sẻ, hướng vào nội tâm mỗi người, khám phá, điều chỉnh và hoàn thiện mình. Và chọn đọc sách là một trong những điều nên trải nghiệm để thay đổi nhận thức, chuyển đổi tâm thức, nhất là giới trẻ, sinh viên học sinh và bất cứ ai muốn thay đổi tương lai tâm linh, nghiệp quả của chính mình. Sự thay đổi tâm thức, nhìn nhận nghiêm túc lại, chuyển đổi điều chỉnh cách nghĩ, cách sống, thái độ sống, sự yêu thương chia sẻ con người và hướng về sự hoàn thiện bản thân là bước đầu tiên để chuyển đổi hướng cần đi, cũng có thể chuyển đổi được nhân quả của mỗi người mà bất kỳ ai đều có. Bất kỳ một ai cố chấp, háo danh, háo thắng và chủ quan không chịu thật sự học hỏi, chuyển biến sẽ phải học đi học lại bài học cho đến khi thật sự thức tỉnh hiểu biết mới thôi…

Mai này hết dịch thế giới sẽ ra sao? Đó là câu hỏi mà mọi người trên hành tinh này đều đặt ra. Chúng ta mong hết dịch Cô Vy để được ra quán cà phê quen trò chuyện với bạn bè… để ngồi nhìn người qua lại, được thăm con cháu xa gần, đón con cháu về nhà mình vui vẻ ăn uống và nhất là được ôm cháu vào lòng. Mong hết dịch để được ra tiệm hớt tóc như ngày nào… tóc đã dài chấm tai mà vẫn phải tự cắt vì tình trạng cách ly xã hội. Đối với tôi, hy vọng mai này hết dịch chỉ có vậy!

Sau cơn đại dịch Covid-19 này không biết còn chuyện gì sẽ xảy ra. Có điều là mỗi người trong chúng ta cần rất nhiều nghị lực/dũng khí/năng lượng tích cực để làm tăng sức đề kháng trong cơ thể chúng ta và nhất định không quên đi chích ngừa. Vì nếu chúng ta lúc nào cũng lo lắng và sợ sệt, có ý nghĩ tiêu cực/nản lòng thì vi trùng sợ sệt sẽ tấn công vào cơ thể và sẽ làm giảm sức đề kháng của ta, khó chống chọi với Covid-19.

Dưới góc độ hữu thần, tai họa là sự trừng phạt của trời đất đối với con người mà kẻ chịu khổ sẽ là thế hệ con cháu chúng ta sau này. Tại sao trừng phạt? Bởi vì con người đã trở nên sa đọa, những người lảnh đạo vô trách nhiệm làm rất nhiều chuyện vô nhân đạo mà chỉ nghĩ cho lợi ích cá nhân, hám lợi, làm tổn hại đến sinh mệnh, phá hoại môi trường, thậm chí vu khống trời đất...

Đến cuối thế kỷ 21 này, con cháu chúng ta sẽ phải gánh chịu hậu quả khôn lường của sự tiến bộ vô nhân tính như một loạt thảm họa thiên tai, từ những đợt nắng nóng, những vụ cháy rừng tới những cơn mưa lũ, những đại dịch tương tự như Sars_Covy khác và những trận bão lớn và có thể chiến tranh Trung – Mỹ sẽ xảy ra để bảo vệ Đài Loan vì vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, vv…

Mỗi cá nhân chúng ta không sao làm thay đổi được tình thế nhưng ít ra mỗi gia đình chúng ta có thể truyền đạt con cháu sau này nên sống một cuộc sống có đạo đức, có trách nhiệm với đời và đối xử con người với cặp mắt đầy ắp tình thương yêu... Trong văn hóa truyền thống có giảng “chớ thấy việc ác nhỏ mà làm, chớ thấy việc thiện nhỏ mà không làm”. Nói cách khác, chỉ có nhân tâm quy chính thì mới có thể thay đổi phần nào số phận nhân loại…

Nguyễn Hồng Phúc
Tháng 3 năm 2021

Tham khảo:


------------------------------------------------------------

Last updated 04/08/2021

 

 

side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1