banner Các Thế Hệ Thầy Cô
side2

Đành phải sống với Covid thôi...

Nguyễn Hồng Phúc - HD 67-74

Gần một năm sau khi đại dịch Covid-19 toàn cầu bùng phát, vấn đề biến thể (Variant Delta) trở nên nghiêm trọng. Các biến thể mới có khả năng lây lan nhanh hơn đang xuất hiện và dẫn đến câu hỏi không thể tránh khỏi, đó là liệu chúng có làm cho các vaccine vừa được phê duyệt bớt công hiệu hay không.

Getty ImagesCho đến bây giờ có rất ít bằng chứng chứng tỏ điều này, nhưng các nhà khoa học đã bắt đầu tìm hiểu cách thức virus Covid-19 sẽ đột biến trong tương lai và liệu họ có thể chặn đứng được nó hay không. Hơn nữa nhiều người đặt câu hỏi là khi nào đại dịch sẽ kết thúc? Có phải lúc đó cuộc sống trở lại bình thường mới gọi là kết thúc? Hay virus Sars_Cov2 sẽ tự nhiên biến mất như Sars xuất hiện năm 2003. Thế giới lần đầu tiên biết đến sự tồn tại của nó là vào ngày 10/2/2003, sau khi văn phòng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Bắc Kinh nhận được một email mô tả 'một căn bệnh truyền nhiễm kỳ lạ' đã giết chết 100 người trong vòng một tuần.

Các trường hợp mắc bệnh đầu tiên xảy ra ở Quảng Đông, một tỉnh ven biển phía đông nam Trung Quốc nổi tiếng với những nhà hàng phục vụ các loại thịt lạ thường. Vào thời điểm đó, các khu chợ thịt sống ở địa phương tràn ngập với những con lửng, cầy hương, bồ câu, thỏ, gà lôi, nai và rắn, thường được giết thịt ngay tại chỗ, chỉ cách nơi thực khách ăn vài mét. Những con vật bị chặt đầu và mổ bụng nằm la liệt là cảnh tượng thường thấy. Ngay cả trong những ngày đầu tiên của dịch, vẫn có thể thấy rõ Sars đã xuất hiện như thế nào.

Hai năm sau, virus này đã lây cho ít nhất 8.1 triệu người, trong đó 774 người đã chết. Nhưng trên thực tế nó có thể con số cao hơn vì đa số nạn nhân là người Trung quốc. Giống như họ hàng gần của nó là Covid-19 hay Sars-Cov2, Sars có nhiều đặc điểm cần thiết để thống trị thế giới - nó là một loại virus RNA, có nghĩa là nó có thể biến đổi nhanh chóng và nó lây lan qua các giọt nươc miếng ra khi thở vốn khó mà tránh được. Vào thời điểm đó, nhiều chuyên gia lo ngại rằng virus này có thể tàn phá ngang ngửa với khủng hoảng HIV, hay thậm chí là đại dịch cúm năm 1918, vốn đã khiến một phần ba dân số thế giới nhiễm bệnh và giết chết 50 triệu người.

Thế nhưng Sars biến mất đột ngột như khi nó đến. Đến tháng 1/2004, chỉ còn một số ít ca nhiễm và đến cuối tháng, ca nhiễm tự nhiên bị nghi ngờ cuối cùng được công bố.
Thật lạ lùng, trong khi từ 'bệnh nhân số 0' được dùng để gọi người đầu tiên được biết là nhiễm virus, nhưng lại không có danh xưng tương ứng cho người cuối cùng nhiễm virus trong tự nhiên.

Nhưng tại sao hiện nay đại dịch Covid-19 này kéo dài gần hơn 2 năm, mặc dù rất nhiều người được tiêm dịch và biến thể Alpha, Beta, Delta và tiếp tục diễn ra, cuối cùng với Lamda. Cuộc sống chúng ta sẽ ra sao... Có thể tất cả chúng ta đều đã trải nghiệm việc cách ly xã hội như một cú sốc, cho dù sự việc  này khiến chúng ta cảm thấy cô đơn, lo lắng hay nhàm chán. Mặc dù cách xa nhau về khoảng cách vật lý, internet và mạng xã hội đã cho phép chúng ta đến nhà của nhau trong những tháng qua. Và mạng xã hội đã mở ra những ô cửa nhỏ để thấy cách những người khác phản ứng và tìm ra cách đối phó của họ như thế nào. Có người bỏ ra nhiều thời gian để nấu nướng và đi chợ búa để thử nghiên cứu các món ăn lạ, người khác tìm những hoạt động thể xác như làm vườn, làm sạch/tân trang nhà cửa, đi bộ, đi xe đạp, công viên, pic nic khi chính quyền địa phương cho phép... Nhiều người khác cũng đang chuyển sang trồng một số loại trái cây và rau củ cho mình trong vườn nhà, hoặc thậm chí chỉ một vài loại rau thơm trong một hộp nhỏ trên bậu cửa sổ trong đô thị.

Một trong những hậu quả của Covid-19 là số lượng không nhỏ các công ty ồ ạt chuyển sang làm việc tại nhà (teleworking) và số người mất việc vì cửa hàng hoặc công ty của họ đóng cửa, tuy chỉ là đóng cửa tạm thời cũng gia tăng đáng kể. Những xứ tân tiến như Canada, Hoa Kỳ chính phủ có các chương trình trợ cấp cho nhân viên mất việc hay các hãng nhỏ bị tạm đóng cửa....
Các doanh nghiệp lớn cũng có thể cần phải xếp lệch ca làm việc làm sao để văn phòng và nhà xưởng không trở nên quá đông người và công nhân có thể duy trì giãn cách một cách an toàn để tránh lây lan. Chế độ làm việc như vậy chứng tỏ khá hiệu quả trong quá trình phong tỏa, và do đó các nhà quản lý không còn có thể dựa vào các lập luận truyền thống để không cho phép mọi người làm việc tại nhà. Nhiều công ty có thể quyết định bỏ hoàn toàn chi phí thuê văn phòng mà thay vào đó cho tất cả nhân viên được làm việc từ xa chỉ với một vài cuộc họp toàn thể mỗi năm.

Cuộc sống bình thường giúp chúng ta duy trì sự tiếp xúc gần gũi hàng ngày với gia đình, giữa vợ chồng con cái, song sự xuất hiện của Covid-19 với các biện pháp cách ly xã hội lại khiến ta tách biệt khỏi bạn bè, gia đình và cộng đồng xã hội. Đáng chú ý nhất là môi trường sống cách ly gây nhiều áp lực bức xúc, kết hợp với căng thẳng tài chính do nền kinh tế phải nặng gánh tổn thất từ Covid-19, vật giá leo thang đã dẫn đến sự gia tăng xung đột vợ chồng, con cái và bạn bè, v.v.... Đối diện với tình trạng xung đột và áp lực căng thẳng trong các mối quan hệ gia đình, mọi người thường tìm đến bạn bè và xã hội để được giúp đỡ. Nhưng vì tình trạng cách ly xã hội, hầu hết mọi người đều bị cách ly khỏi các hệ thống hỗ trợ thông thường và bị cắt đứt khỏi các cơ chế đối phó quen thuộc. Những hoạt động hàng ngày trước đây như giao tiếp bạn bè, thăm con cháu, đi tập gym, tụ tập gặp mặt ăn uống giờ không còn là lựa chọn phù hợp nữa. Vì vậy, chúng ta phải chuyển sang các phương tiện khác để kết nối với mọi người, như các cuộc họp video trực tuyến Zoom, trao đổi qua tin nhắn Facebook và mạng xã hội.

Vẫn có một vài nơi trên Bắc Mỹ vì chán ngán/fed-up với tình trạng cách ly hơi lâu nên tại vài địa phương người dân biểu tình chống mang mặt nạ và cách ly xã hội. Những cuộc biểu tình này, vốn đi ngược lại lời khuyên của cơ quan y tế (CDC) về việc áp dụng các biện pháp nhằm giảm tốc độ lây lan, xảy ra vào lúc các thuyết âm mưu về virus được lan truyền rộng rãi (vào những tháng cuối cùng của TT Donald Trump) bao gồm đó là trò lừa bịp (có 13% người Mỹ được thăm dò đồng ý) hoặc con virus này đã được cố tình tạo ra trong một phòng thí nghiệm vũ khí của Trung Quốc (một giả thuyết được gần một nửa dân số Mỹ tin) và công nghệ không dây 5G bằng cách nào đó đã lan truyền virus sang thế giới.[1].

Gần đây các nước tân tiến như Hoa Kỳ, Canada, Anh quốc, v.v...đã tiêm 2 mũi cho trên 60% người dân, Canada gần 80% và bắt đầu mở cửa các hoạt động trở lại. Tuy nhiên số ca nhiễm cũng bắt đầu tăng theo tuy không cao bằng 1 năm trước đó. Điễn hình Anh quốc mở cửa hoạt động từ ngày 19/07/2021. Gần 41 triệu người dân hiện đã được tiêm chủng đầy đủ, chiếm hơn 60% dân số toàn Vương quốc Anh. Đã một tháng trôi qua kể từ khi nước Anh (England) bỏ hầu hết các hạn chế về Covid-19 từ ngày 19/7. Tình hình sau một tháng dường như cho thấy bức tranh hỗn hợp: tiêm vaccine giúp cuộc sống trở lại khá bình ổn nhưng số người chết vẫn đáng kể. Ông Kit Yates, giám đốc Trung tâm Sinh học tại Đại học Bath, nói với CNN: "Vương quốc Anh hiện trung bình có khoảng 90 ca tử vong mỗi ngày.". Số người nhập viện vì Covid-19 ở Vương quốc Anh, hiện trung bình khoảng 800 ca mỗi ngày. Tuy số người chết thấp hơn nhiều so với thời kỳ đỉnh điểm của đại dịch 1 năm trước đó, khi có tới 1300 người chết mỗi ngày, một số chuyên gia như Yates nói rằng con số này vẫn cao không cần thiết. “Vaccine tạo ra sự khác biệt rất lớn, nhưng chúng ta cần thêm các biện pháp y tế công cộng như khẩu trang bắt buộc trong nhà, hệ thống thông gió trong trường học và nơi làm việc, một hệ thống kiểm tra, theo dõi và cô lập kết hợp với hỗ trợ cách ly." Số ca tại Anh tỏ ra giảm trong vài tuần đầu tiên sau khi mở cửa trở lại từ 19/7. Nguyên nhân có thể là do con người không gặp nhau nhiều như lo lắng, và vì giải Euro 2020 tạm thời khiến các ca tăng vọt thì đã bế mạc ngày 11/7. Học sinh cũng bắt đầu nghỉ hè từ 16/7.
Nhưng các ca đã bắt đầu tăng trong hai tuần đầu tháng 8/2021 khi trường học mở cửa trở lại.
Bên Hoa Kỳ thật mỉa mai thay, mọi chuyện đều diễn ra quá tốt trong tháng 5 năm 2021 và phần lớn tháng 6 vừa qua, đến nỗi tất cả mọi người chúng ta đã nghĩ đến cái hồi kết của đại dịch. Chúng ta bắt đầu tận hưởng cuộc sống bình thường trở lại. Nhưng chỉ trong vài tuần ngắn ngủi mọi thứ vỡ vụn. Làn sóng dịch bệnh quay trở lại khiến nước Mỹ kiệt sức, hoảng sợ và ngày càng hoài nghi về khả năng có thể quay trở lại bình thường... Hơn 1500 người thiệt mạng hằng ngày, dù thấp hơn nhiều so với mùa đông năm ngoái nhưng nhiều hơn mùa hè năm 2020.

Người ta dự đoán số ca sẽ tăng từ tháng 9 khi học sinh tựu trường. Các chuyên gia y tế cộng đồng cho rằng khó có thể tránh kịch bản xuất hiện nhiều ổ dịch mới tại các trường học.
Một chuyên gia, Giáo sư Peter Openshaw, nói với Times Radio: "Chúng ta đang bước vào mùa đông với mức độ lây nhiễm cao trong cộng đồng và chúng ta thực sự không biết điều gì sẽ xảy ra." [2]
Các nước tân tiến đều có đủ hoặc thừa thuốc để chích cho người dân họ, tại sao chỉ có 60% chích 2 liều?

Trong một nghiên cứu theo dõi hơn 200000 người bên Anh, gần như mọi cá nhân đều đã phát triển kháng thể chống lại virus trong vòng hai tuần sau khi tiêm mũi thứ hai (cho đến nay, hầu hết các loại vaccine như Pfizer, Moderna, Astra-Zeneca cần đều tiêm hai mũi mới đủ liều, ngoại trừ Janssen của Johnson & Johnson). Và bất chấp những lo ngại ban đầu rằng các loại vaccine hiện thời có thể kém hiệu quả đối với biến thể Delta, các phân tích cho rằng cả AstraZeneca và Pfizer-BioNTech đều làm giảm tỷ lệ nhập viện tới 92-96%. Như nhiều bác sĩ đã nói đi nói lại, những rủi ro về các phản ứng phụ nghiêm trọng do tiêm vaccine gây ra là rất nhỏ so với nguy cơ nhiễm phải Covid-19. Vậy nhưng vẫn còn một số lượng tương đối đông người ngại ngần trong việc tiêm vaccine. Để cho số người còn chưa chịu chích ngừa, Hoa Kỳ và Canada nghĩ ra cách sổ số mỗi tuần để khuyến khích người dân đi tiêm chủng. Cuộc chiến văn hóa xảy ra trên mạng xã hội, với nhiều người bình luận online rằng những người ngần ngại tiêm vaccine đơn thuần chỉ là do ngang ngạnh hoặc ích kỷ.

Vaccine tỏ ra hiệu quả trong việc ngăn chặn người bệnh diễn biến nặng và tử vong, nhưng 47% người Mỹ vẫn chưa tiêm 2 mũi đầy đủ và điều này cho phép biến chủng Delta có thừa cơ hội lây lan, tạo ra làn sóng tồi tệ, một lần nữa gây áp lực lên hệ thống y tế. Gần đây Hoa Kỳ đang chuẩn bị tiêm mũi thứ ba cho người dân để đối phó với biến thể Delta. Dầu sao vẫn còn một thiểu số chống lại vấn đề tiêm ngừa, vì thế tình trạng xã hội sẽ rất ư phức tạp để phòng ngừa Covid-19. Các chuyên gia y tế vẫn khuyến cáo người dân nên giữ khoảng cách và đeo khẩu trang khi cần thiết, đừng trông mong tuyệt đối vào việc tiêm chủng. Nhiều người trong chúng ta đã chích 2 mũi đầy đủ nhưng vẫn cảm thấy bất mãn khi vẫn phải thực hiện nhiều qui định vì còn quá nhiều người chưa chịu tiêm vaccine.

Chúng ta phải rất kiên nhẫn khi nghĩ đến cuộc sống trở lại bình thường. Thay vì tìm kiếm ngày kết thúc chúng ta không có sự lựa chọn nào khác là sống với con virus nhỏ bé này.
Nhiều người đặt câu hỏi: như vậy bao giờ con virus cuối cùng mới ra đi? Có phải khi thế giới đạt đến khả năng miễn dịch tập thể, một tiêu chuẩn mà khi tất cả người dân đều được tiêm ngừa dịch 2 mũi để ngăn chặn sự lây lan rộng rãi của nó? Hay là khi căn bệnh bị đánh bại, bệnh nhân cuối cùng được chữa khỏi và mầm bệnh đã ghi vào sách lịch sử?
Kịch bản cuối cùng của COVID-19 có khả năng là con virus tự biến mất cũng như khi nó xuất hiện. Virus đã lây nhiễm cho hơn 100 triệu người trên toàn thế giới và giết chết hơn 2 triệu người. Các biến thể virus mới như Delta thậm chí còn dễ lây lan hơn so với những biến thể ban đầu đại dịch đang lan rộng khắp thế giới. Và mặc dù vắc-xin có hiệu quả cao đã được triển khai trong thời gian kỷ lục. Loại vaccine sẽ là một sự hứa hẹn để tiêm đủ cả dân số thế giới, đặc biệt là với các biến thể mới đang chuyển hướng. Hiện ở nhiều quốc gia tân tiến bắt đầu cấp thông hành y tế/vaccine passport để người dân được tham dự các hoạt động công cộng như vào nhà hàng, cinema, gym, sinh hoạt thể thao và các chốn đông người, v.v...trong khi đó, nhiều quốc gia đang phát triển hầu như không được tiếp cận với vắc-xin.
Tuy nhiên cái thách thức lớn của các quốc gia tân tiến là có thể sẽ không có khả năng đánh bại con virus đã thống trị 2 năm qua mà có thể sẽ có nhiều biến thể khác thặm chí kéo dài trong những năm sắp tới.

Tất nhiên đó là một kịch bản khả thi. COVID-19 là một căn bệnh mới và không có lộ trình để dự đoán tương lai của nó. Không ai biết Hoa Kỳ sẽ mất bao lâu để đạt được khả năng miễn dịch của tập thể hoặc liệu chúng ta có đến đó hay không - nếu virus đột biến nhanh hơn vắc-xin có thể được tiêm. Hoặc nếu một phần đáng kể dân số chọn không tiêm vắc-xin, chuyện gì sẽ xảy ra.
Các nhà khoa học không tiên liệu được có bao nhiêu người cần được tiêm vắc-xin để đạt đến tình trạng bình thường. Ngay cả khi mọi thứ diễn ra tốt đẹp, mặc dù các ước tính gần đây đã đưa con số này lên trên 70% dân số. Đó là một mục tiêu khó khăn, vì chỉ có khoảng 40% người dân ở Hoa Kỳ đã được tiêm 2 lều vắc-xin cho đến nay. Tất cả điều đó có nghĩa là Hoa Kỳ không có khả năng loại bỏ COVID-19 trong tương lai gần, theo Saskia Popescu, trợ lý giáo sư sinh học tại Đại học George Mason cho biết. Một quốc gia như New Zealand - một quốc đảo với khoảng 5 triệu cư dân - sẽ có thời gian dễ dàng hơn để dập tắt virus so với một trung tâm du lịch toàn cầu như Hoa Kỳ với 330 triệu công dân sống trên hơn 50 tiểu bang và vùng lãnh thổ. Nhưng ngay cả khi việc loại bỏ virus còn xa vời lắm. Ví dụ nước Singapore nhỏ bé quyết định sống chung với Covid-19 bằng cách mở cửa các hoạt động trở lại. Singapore trên thực tế đã thận trọng chuẩn bị kế hoạch "sống chung" với Covid-19 trên cơ sở chuẩn bị kỹ lưỡng và cân nhắc đầy đủ cả ba yếu tố: Chính trị, kinh tế và khoa học. Khi thực hiện kế hoạch dài hơi này, chính quyền đã tỏ ra linh hoạt và kịp thời điều chỉnh quyết định chiến lược để phù hợp với thực tế. Ngày 12/7/2021, Singapore ra thông báo nới lỏng giãn cách xã hội. Đây có lẽ sẽ là thông báo cuối cùng trước khi người dân nước này bước vào trạng thái bình thường mới và sống chung với Covid-19.

Một số biện pháp phòng ngừa hiện tại, như đeo khẩu trang ở nơi công cộng, có thể sẽ vẫn phổ biến trong suốt năm 2021, trong khi các biện pháp quyết liệt hơn - như đóng cửa trường học hoặc lệnh ở nhà - hy vọng sẽ trở thành tạm thời và nhắm mục tiêu, dựa trên nơi xuất hiện các trường hợp ca nhiễm cộng đồng gia tăng với mức độ nào. Ở Canada nơi chúng tôi ở các trường học đã mở cửa trở lại từ cuối tháng 8. Các học sinh phải mang khẩu trang, giữ khoảng cách 1m và được khuyến khích chích ngừa tập thể. Ngoài ra nếu số ca bệnh trong một vài khu vực như Montreal bắt đầu tăng lên, các sở y tế công cộng sẵn sàng phản ứng nhanh chóng với các chiến dịch tiêm chủng và xét nghiệm nhanh...

Tin mừng là hiện nay chúng ta đã dần dà quen cách sống với virus, như cúm theo mùa và con virus chỉ gây cảm lạnh thông thường cho người tiêm chủng đầy đủ. Những căn bệnh này không vô hại – loại cúm lây nhiễm cho hàng triệu người ở Hoa Kỳ mỗi năm và giết chết hàng chục ngàn người - nhưng chúng ta đã biết cách giảm thiểu thiệt hại tối đa.
Có thể vắc-xin COVID-19 sẽ cần được tiêm hàng năm, như tiêm phòng cúm (flu shot). Một mạng lưới xét nghiệm thường xuyên sẽ rất cần thiết, để theo dõi các biến thể hoặc khu vực mới nơi số lượng trường hợp đang tăng lên. Hôm cuối tháng 9 2021 TT Joe Biden được tiêm mũi thứ ba 6 tháng sau 2 mũi đầu.

Phục hồi sau đại dịch cũng có liên quan đến vấn đề truyền thông khoa học tốt hơn, để cải thiện sự hiểu biết về những gì phải làm để hạn chế sự lây lan của bệnh tật và thuyết phục người dân trong những quốc gia tân tiến như Hoa Kỳ, Anh và Canada. Trong thâm tâm người dân thực sự có ý thức thực hiện điều này.
Một phần của việc cùng sống chung với COVID-19 có thể có nghĩa là nhận ra sự cần thiết phải hợp tác, cho dù đó là tiêm vắc-xin để góp phần miễn dịch cho cộng đồng như đeo khẩu trang để ngăn ngừa lây lan virus; đồng ý xét nghiệm thường xuyên hoặc truy dấu tiếp xúc để giúp việc theo dõi; dùng passport of vaccination/passport vaccinal hoặc tuân thủ các hướng dẫn do cơ quan y tế địa phương đưa ra nếu xuất hiện ổ dịch. Steven Taylor, tác giả của The Psychology of Pandemics, cho biết con người có thể thích nghi với kịch bản như vậy. Đeo mặt nạ cảm thấy kỳ lạ đối với nhiều người ở thế giới phương Tây chưa đầy một năm trước; bây giờ nó trở nên quen thuộc đối với hầu hết chúng ta mỗi khi vào nơi công cộng. "Virus sẽ thích nghi với vật chủ của nó và chúng ta sẽ thích nghi với virus."

Các quan chức, nhà khoa học và chuyên gia y tế công cộng phải tiếp tục đưa ra hướng dẫn rõ ràng, đáng tin cậy sẽ giúp mọi người điều chỉnh hành vi của chúng ta để đi về phía trước. Các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, Canada, Anh quốc và các quốc gia văn minh cần truyền đạt thông tin khoa học hỗ trợ tốt nhất hiện nay cho dân chúng và giải thích minh bạch lý do tại sao một số biện pháp phòng ngừa nhất định được thực hiện, điều này có thể cần một thời gian lâu dài.[3]

Gần đây tôi có đọc 1 bài viết của 1 cô gái trẻ VN ở Hoa Kỳ trải nghiệm việc đi du thuyền của cô hồi tháng 8 – 2021 với hãng Royal Caribbean – Allure of the sea để hiểu được cách sống thích nghi với mọi hoàn cảnh. Cô T.T Thủy này giống như chúng tôi là rất mê đi du thuyền nhất là gần 2 năm chúng tôi bị giam lỏng không được đi đâu hết. Theo cô Thủy này thì thủ tục lên thuyền rất rườm rà vì những khám xét y tế - test negatif/thử nghiệm trước khi lên thuyền và khi trở về chỗ cũ (du khách phải trả mọi chi phí). Trên thuyền những ai đã tiêm 2 mũi thì sinh hoạt và ăn uống riêng biệt so với phần còn lại. Tất cả nhân viên trên thuyền lúc nào cũng mang khẩu trang. Hành trình thay đổi vì có vài nơi dịch hoành hành và có chỗ bị bảo nên tàu chuyển hướng đi nơi khác (hành tình ban đầu là Haiti và Jamaica phải đổi lại Costa Maya, Honduras và Bahamas). Tôi đã đi du thuyền nhiều lần nên hiểu là mỗi khi du thuyền đổi kế hoạch và hành trình thì thủ tục rất ư phức tạp. Sau 7 ngày du ngoạn cô trở về Hoa Kỳ với kết luận/cảm nghĩ như sau: “Tôi học được bài học phải chấp nhận mọi hoàn cảnh đổi thay, mới sống được an vui. Sự thay đổi luật lệ của du thuyền từ hành trình chuyến đi đến luật lệ an toàn vệ sinh có được đặt ra cũng chỉ để an toàn cho mọi người mà thôi, vì thời thế, thế thời, thời phải thế”.[5]

Đến nay nhiều người trong chúng ta đã tiêm đầy đủ 2 liều vaccine vẫn cảm thấy bất mãn khi chúng ta vẫn tuân thủ các biện pháp quy định y tế bởi chính quyền địa phương chỉ bởi còn quá nhiều người chưa chịu tiêm vaccine....

Nguyễn Hồng Phúc
Tháng 10 năm 2021
Tham Khảo:

  1. Vì sao nhiều người Mỹ chống cách ly xã hội, bất chấp Covid-19? - BBC News Tiếng Việt
  2. Covid-19: Một tháng sau ngày Anh quốc mở cửa, tình hình ra sao? - BBC News Tiếng Việt
  3. Tường trình của ALICE PARK/NEW YORK - số ra ngày 15 tháng 2 năm 2021 của TIME
  4. Thời Báo Canada - ngày September 11, 2021 trang10 – Bộ trưởng Y tế:”Chúng ta sắp phải học sống chung bới virus”.
  5. Đi du thuyền lúc này - Trịnh Thanh Thủy - September 17th, 2021. Đọc trên mạng


------------------------------------------------------------

Last updated 10/04/2021

 

 

side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1