banner Các Thế Hệ Thầy Cô
side2

Một Thoáng Sáu Mươi

Hồng Nhan HD 68-75

Như là cơn gió thoảng, một thoáng chúng tôi đã bước vào tuổi 60, chợt nhớ ra tôi đã lần lượt trãi qua những 38 năm sinh sống ở miền Tây Nam nước Việt với 12 năm ở xã Đại Tâm Xài Ca Nả, 8 năm ở thị xã Sóc Trăng và 18 năm ở thành phố Cần Thơ. Từ lúc tôi ra đi đến nay đã hơn 21 năm*. Tuy xa quê hương nhưng lòng vẫn nhớ, nhớ nhất là những năm tháng học hành vui chơi cùng chúng bạn ở Sóc Trăng. Tôi tự hỏi lòng nguyên nhân nào mà tôi luôn nhớ hoài khoảng thời gian 8 năm ở Sóc Trăng đó? Tại sao chỉ có 8 năm mà có nhiều kỷ niệm chập chùng hơn những năm còn lại, sao lạ vậy? Lẽ ra tôi phải nhớ nhiều kỷ niệm của 18 năm ở Cần Thơ, vì vậy tôi đang đi tìm câu giải đáp cho chính mình để tôi có thể hiểu tôi hơn:

Vì lòng yêu sự ngây thơ hồn nhiên của lứa tuổi học trò: Có lẽ cái thời ăn chưa no lo chưa tới đó khiến ta rong chơi một cách vô tư, xã hội nhỏ của ta chỉ là trường lớp với thầy cô bạn bè và gia đình, thái độ xã hội đối với ta cũng ưu đãi hơn một cách khách quan nên ta đã không có một lo ngại hay lo toan gì cho cuộc sống, cứ ngây thơ, ngây ngô, mãi miết vui chơi và hoàn toàn không chú ý đến kinh tế, không chú ý đến nhận thức xã hội và chế độ chính trị. Mặc dù ta có nhận biết là có một số bạn con nhà giàu và có một số bạn con nhà nghèo, một số bạn thuộc gia đình quan quyền, một số bạn thuộc gia đình thương mại, và một số bạn thuộc gia đình công chức hay buôn bán thủ công nhỏ… nhưng ta vẫn chơi chung không phân biệt gì… tuổi thơ ta thật là hồn nhiên vô tư, không quan tâm chuyện đời vì ta cho là không có dính líu gì đến ta…

Vì lòng hãnh diện và yêu mến mái trường Công Lập Hoàng Diệu: Có lẽ thuở ấy ai được vào trường công lập cũng rất hãnh diện vì khi vào lớp đã được thầy cô khen ngợi là học giỏi mới thi đâu vào trường công, khi ở nhà thì cha mẹ lúc nào cũng khen và khoe với xóm giềng là có con thi đậu vào trường Hoàng Diệu. Bọn nữ sinh chúng ta thi đậu, được mặc áo dài trắng với phù hiệu Trung Học Công Lập Hoàng Diệu là đã được mọi người chú ý biết đây là nữ sinh Hoàng Diệu nên mọi người đều trầm trồ, khen ngợi, còn gì hãnh diện và sung sướng hơn!!

Vì lòng yêu kính Thầy Cô: Được thầy cô gọi là các anh/chị trong lớp lúc đầu cũng thấy lạ tai, nhưng dần dần cũng quen, thầy cô trung học rất quan tâm và tôn trọng học trò nên chúng ta cũng một lòng tôn kính Thầy Cô và quan tâm tới bài giảng của thầy cô rất nhiều, nhất là những bài giảng môn Việt Văn gồm có Kim Văn và Cổ Văn… dần dần rồi cũng có một vài thầy cô trở thành thần tượng của riêng mình theo cách riêng của mỗi người. Bên cạnh những Thầy Cô thần tượng thì cũng có những Thầy Cô đã để lại cho học trò nhiều ấn tượng cho cả hai ý nghĩa hay và không hay. Riêng tôi cố gắng dẹp bỏ ấn tượng không hay cho Thầy Cô của mình vì tôi luôn nghĩ đến tình huống bất khả kháng hay vì một lý do nào đó đã xảy ra cho Thầy Cô tôi khiến Thầy Cô tôi đã phải hành xử như vậy, nếu là cố ý thì chuyện cũng đã qua rồi, xin hãy quên đi.

Vì lòng yêu thích Văn Nghệ: Nhớ những ngày tập hát cho Lễ Phát Thưởng cuối năm hè lớp 8 năm 1970, nhớ Thầy Ngô Trọng Bình hướng dẫn đơn ca bài Hà Tiên và hợp ca nữ hát hai bè bài Thanh Bình Ca của nhạc sĩ Nguyễn Hiền: “Về nơi đây chung xây đắp quê hương, và nơi nơi vui câu hát yêu thương, lúa reo mừng, mùa về ngát thôn làng, đời vui tươi như muôn sóng trùng dương. Ttừng bàn tay bao đôi mắt long lanh…”, nhớ Thầy Hoàng Việt Sơn hướng dẫn hợp xướng hai hay ba bè giọng nữ trong bài Tiếng Thu thơ của Lưu Trọng Lư, nhạc của Phạm Duy: “Em không nghe mùa thu, dưới trăng mờ thổn thức, em không nghe rạo rực, hình ảnh kẻ chinh phu, trong lòng người cô phụ... ”.

Trong chương trình văn nghệ năm ấy tôi nhớ có nhiều giọng ca rất hay của các chị lớp 11 và lớp 12 như chị Nhâm Thị Tư với bài Đố Ai của nhạc sĩ Phạm Duy: “Ðố ai biết lúa, lúa mấy cây, biết sông, biết sông mấy khúc, ới biết mây, biết mây mấy từng, biết mây mấy từng (ư ừ ư ư). Ðố ai quét sạch ơi lá rừng…” tiếc là tôi không nhớ tên hai chị song ca bè rất hay bài Thu Vàng của Cung Tiến: “Chiều hôm qua lang thang trên đường, hoàng hôn xuống, chiều thắm muôn hương, chiều hôm qua mình tôi bâng khuâng, có mùa Thu về, tơ vàng vương vương”…

Nhưng giọng ca mà tôi yêu thích nhất là giọng ca của chị Sơn Thị Liêng trong bài hát Làng Tôi của nhạc sĩ Chung Quân: “Làng tôi có cây đa cao ngất từng xanh, có sông sâu lờ lững vờn quanh, êm xuôi về Nam. Làng tôi bao mái tranh san sát kề nhau, bóng tre ru bên mấy hàng cau, đồng quê mơ màng. Nhưng than ôi, có một chiều thu lá thu rơi...

Làm sao tôi quên được Thầy Đỗ Như Thắng, năm ấy Thầy là MC (Master of Ceremony) giới thiệu chương trình Tổng Kết Phát Thưởng cuối năm. Thầy tôi với giọng nói chân phương miền Bắc rất lưu loát với văn phong thanh tao đã rất thành công trong việc hấp dẫn, lôi cuốn sự chú ý của mọi người trong chương trình này. Ngờ đâu Thầy tôi vắn số nay đã thành người thiên cổ…

Nhớ ơi là nhớ những ngày đi phổ biến bích báo của Trường với nhóm báo chí có Sóng Bạc Trùng Dương Tạ Thị Chuôn, chị Trần Thị Hai, anh Trần Chi Linh, anh Trần Văn Long, anh Hoàng Văn Phước, chị Phan Lệ Thúy, chị Nguyễn Thu Hiền, chị Kiều Thị Hiếu, chị Phượng, chị Nguyễn thị Thu Cúc, chị Hà Ái Loan… do Thầy Phan Quang An và Thầy Phạm Văn Phái hướng dẫn… ôi biết bao là kỷ niệm thương mến. 

Khi lên lớp 10 tôi cuốn hút vào sinh hoạt của nhóm Du Ca với nhiều bạn chí cốt thuở xa xưa. Đó là những ngày tháng đẹp nhất của thời trung học, những ký ức đẹp với những kỷ niệm đi chơi Tết, đi chơi Nô-en, đi hát chung, những buổi tối đốt lửa cắm trại, ca hát nghêu ngao “việc gì làm hôm nay ta quyết làm ta cứ làm, việc gì làm hôm nay đừng để đến đến ngày mai, vì một ngày đi qua không bao giờ trở lại, vì một ngày mai đây ai biết được được tương lai. Ơi một ngày sắp qua ta đã làm gì ta đã làm gì? Kìa là chiều dần trôi, kìa là đêm dần tới. Ơi bạn bè anh em ta đã làm gì, ta đã làm gì trong ngày hôm nay?”… còn nữa, tôi nhớ nhiều về trò chơi bắn tên, ai được nêu tên thì sẽ tiếp tục nói “bắn tên, bắn tên, tên gì tên gì, tên Hương tên Hương”.

Rồi những lần họp mặt nhau ở các chùa dơi, chùa Tịnh Xá Ngọc Hưng... hay các địa danh tự đặt như Hoàng Thị, Giao Hạ… vườn đào, vườn táo, hay những lần đạp xe đi Sóc Vồ nhà bạn Mạch Hút Sơn, đi Vũng Thơm thăm Hồng Thạch và chị Thu Hà… đi Kế Sách thăm Cô Hoàng Oanh dạy Việt Văn… Nhắc tới môn Việt Văn thì phải nhắc đến Thầy Nguyễn Tư Thiếp của năm học lớp 10B2. Có một lần Thầy Thiếp bệnh được nghỉ 2 giờ Việt Văn, thế là cả nhóm 5 đứa  gồm có Vương Huệ Phân, Trần Thị Hai, Trịnh Thị Thảo, Bùi Kim Uyên và tôi đã đi thăm Thầy và được chụp 1 tấm hình chung với các con gái nhỏ của Thầy, và tấm ảnh này đã được Thầy Cô giữ mãi cho đến ngày hôm nay - một món quà bất ngờ của Thầy gởi cho tôi từ bên Úc Châu, ôi biết bao là kỷ niệm thân thương…

Rồi khi tìm được quyển nhật ký lớp 11 thấy một trang nhật ký nhỏ tôi viết riêng tặng Cô giáo thần tượng của mình là Cô Phạm Thị Lê… tôi vui mừng gởi tặng Cô một bài viết bất ngờ, Cô rất vui, ngạc nhiên và gọi tôi là văn sĩ. Tôi thật sự hãnh diện đã viết ra rõ ràng những lời giảng giải rất văn chương mà rất thực tế của Cô Lê với nhiều mỹ cảm dành cho Cô giáo thần tượng của mình…

Một thoáng qua đi 60 năm rồi đó, tôi đã nhắm mắt tìm về một thoáng hương xưa với những ngày còn là học sinh trung học dưới mái trường Hoàng Diệu cùng những sinh hoạt với các bạn, các anh chị và những Cô Thầy thân thương, những thần tượng của tôi… cho đến khi mở mắt ra thì tôi chỉ thấy hiện tại với những mơ ước không thành, những niềm vui không trọn vẹn, những nỗi buồn riêng tư, và những mộng ước vu vơ… tưởng như mình vẫn còn trẻ thơ hồn nhiên như ngày nào, rồi bổng chốc cảm nhận ra gương mặt đã trở nên già nua đi, đuôi mắt hằn sâu vết chân chim của gần 60 năm phong trần.

Tháng năm qua nhanh như bóng câu qua cửa sổ, tôi vẫn còn đây nhưng Thầy Cô tôi và một số các bạn tôi đã vĩnh viễn ra đi thành người thiên cổ… Khép mắt lại tôi hình dung một viễn ảnh tương lai “còn bao lâu nữa khi ta lìa đời…” như lời hát buồn trong bài Một Mình của nhạc sĩ Lam Phương, thôi thì chỉ có một mơ ước nhỏ nhoi cho cuộc đời tôi sẽ còn được 10 năm nữa để có thể ngâm nga câu tôi được “thất thập cổ lai hy”.

Nguyễn Hồng Nhan HD 68-75
Tháng 10, 2015

Phần phụ chú sưu tầm và phiên dịch

* Từ ngày xa quê hương đến nay, tôi sinh sống trong thành phố Indianapolis, thủ đô của tiểu bang Indiana, một tiểu bang nhỏ thuộc vùng Trung Tây nước Mỹ - vùng Trung Tây còn được gọi là Midwest Region.

Theo website: https://en.wikipedia.org/wiki/Midwestern_United_States thì The Midwest USA Region còn gọi là Midwestern United States  bao gồm 12 tiểu bang màu vàng trong bản đồ là Illinois (IL), Indiana (IN), Iowa (IA), Kansas (KS), Michigan (MI), Minnesota (MN), Missouri (MO), Nebraska (NE), North Dakota (ND), Ohio (OH), South Dakota (SD), Wisconsin (WI)

USA Map

  • Illinois is bordered by Wisconsin to the north, Michigan via a water boundary in Lake Michigan to north east; Indiana to the east; Kentucky to south east, the Mississippi River forms a natural border with Missouri and Iowa to the west. The states nickname is "The Prairie State".

Illinois phía bắc giáp Wisconsin, phía đông bắc giáp ranh giới hồ Michigan; phía đông giáp với Indiana; phía đông nam giáp với Kentucky; phía tây giáp với sông Mississippi là một biên giới tự nhiên với tiểu bang Missouri và tiểu bang Iowa. Biệt hiệu của tiểu bang là "đồng cỏ lớn".

  • The state of Indiana is bordered by Illinois in the west, Ohio in the east and also shares a northern border with Michigan and a border in the south with Kentucky. Indiana is the 38th largest state in the United States and covers an area of 36,291 square miles. Approximately 550 square miles of Indiana's territory is covered by water, with the remaining 35,870 square miles being made up of land.

 Tiểu bang Indiana giáp Illinois ở phía tây, Ohio ở phía đông và cũng giáp biên giới phía bắc với Michigan và là biên giới ở phía Nam với Kentucky. Indiana là tiểu bang lớn thứ 38 tại Hoa Kỳ và có diện tích 36.291 dặm vuông. Khoảng 550 dặm vuông lãnh thổ Indiana được bao phủ bởi nước, phần còn lại 35.870 dặm vuông được tạo thành từ đất.

  • Iowa is one of the states that is completely land locked, meaning it is bordered on all sides by another state. The states directly bordering Iowa include Minnesota, Wisconsin, Illinois, Missouri, Dakota and Nebraska

Iowa là một trong những tiểu bang có đất đai hoàn toàn bị khóa, có nghĩa là nó được bao quanh trên tất cả các mặt của một tiểu bang khác. Những tiểu bang tiếp giáp Iowa bao gồm South Minnesota, Wisconsin, Illinois, Missouri, Dakota and Nebraska.
Iowa phía bắc giáp Minnesota, phía đông bắc giáp Wisconsin, phía đông giáp Illinois, phía nam giáp Missouri, phía tây giáp Nebraska và South Dakota

  • Kansas is bordered by Nebraska on the north; Missouri on the east; Oklahoma on the south; and Colorado on the west.

Kansas phía bắc giáp với Nebraska, phía đông giáp với Missouri, phía nam giáp với Oklahoma, phía tây giáp với Colorado.

  • Michigan is bordered by the Canadian province of Ontario; by the U.S. states of Ohio and Indiana, and Wisconsin, and it shares a water boundary with Illinois and Minnesota. Michigan is also bordered by Lake Superior, Lake Michigan and Lake Huron.

Michigan phía bắc giáp với bang Ontario của Canada; phía đông giáp với Ohio, phía nam giáp với Indiana và phía tây giáp với Wisconsin và nó chia sẻ một ranh giáp nước với Illinois và Minnesota. Michigan cũng giáp với hồ Superior, hồ Michigan và hồ Huron.

  • The following states directly border Minnesota: Iowa, Michigan, North Dakota, South Dakota, and Wisconsin

Các tiểu bang tiếp giáp với Minnesota là Iowa, Michigan, North Dakota, South Dakota, and Wisconsin.

Minnesota shares a Lake Superior water border with Michigan and Wisconsin on the northeast; the remainder of the eastern border is with Wisconsin. Iowa is to the south, North Dakota and South Dakota are west, and the Canadian provinces of Ontario and Manitoba are north.

Minnesota chia sẻ giáp nước của hồ Superior với Michigan và Wisconsin về phía đông bắc; phần còn lại của biên giới phía đông giáp với Wisconsin, phía nam giáp với Iowa, phía tây giáp với Bắc Dakota và South Dakota, và phía bắc giáp với các tỉnh của Canada Ontario và Manitoba.

  • No state in the U.S. touches more than eight. Missouri is bounded by Iowa on the north; by Illinois, Kentucky, and Tennessee across the Mississippi River on the east; on the south by Arkansas; and by Oklahoma, Kansas, and Nebraska (the last across the Missouri River) on the west.

Không có tiểu bang nào ở Mỹ có nhiều hơn tám tiểu bang bao quanh ngoại trừ Missouri. Missouri phía bắc giáp Iowa; phía đông giáp Illinois, Kentucky, Tennessee và qua sông Mississippi; phía Nam giáp Arkansas; và phía tây giáp Oklahoma, Kansas và Nebraska (ở đoạn cuối của sông Misouri).

  • Nebraska is bordered by South Dakota to the north; Iowa to the east and Missouri to the southeast, across the Missouri RiverKansas to the south; Colorado to the southwest; and Wyoming to the west. The state has 93 counties; it occupies the central portion of the Frontier Strip.

Nebraska phía bắc giáp với Nam Dakota; phía đông giáp với Iowa, phía đông nam giáp với Missouri, bắc ngang qua sông Missouri; phía nam giáp với Kansas; phía tây nam giáp với Colorado và phía tây giáp với Wyoming. Tiểu bang có 93 quận; nó chiếm phần trung tâm của Frontier Strip.

  • North Dakota is bordered by Canada on the north and by South Dakota on the south. On the east, North Dakota is bordered by Minnesota and on the west, North Dakota is bordered by Montana.

Bắc Dakota phía bắc giáp Canada, phía nam giáp Nam Dakota. North Dakota phía đông giáp Minnesota và phía tây giáp với Montana.

  • Ohio is a state in the northeastern United States, bordering Lake Erie. It borders Michigan to the north west, Ontario Canada, to the north, Pennsylvania to the east, West Virginia to the south east, Indiana to the west, the Ohio River forms the border to Kentucky in the south.

Ohio là một tiểu bang ở Đông Bắc Hoa Kỳ, giáp hồ Erie. Phía tây bắc giáp Michigan, phía bắc giáp Ontario Canada, phía đông giáp Pennsylvania, phía đông nam giáp West Virginia, phía tây giáp Indiana, sông Ohio tạo thành biên giới với Kentucky ở phía Nam.

  • South Dakota is bordered to the north by North Dakota; to the south by Nebraska; to the east by Iowa and Minnesota; and to the west by Wyoming and Montana.

South Dakota phía bắc giáp Bắc Dakota; phía nam giáp Nebraska; phía đông giáp Iowa và Minnesota; và phía tây giáp Wyoming và Montana.

  • Wisconsin is bordered by Minnesota and Michigan on the north and by Illinois on the south. On the east, Wisconsin is bordered by Lake Michigan. On the west, Wisconsin is bordered by Minnesota and Iowa.

Wisconsin phía bắc giáp Minnesota và Michigan; phía nam giáp Illinois. Về phía đông, Wisconsin giáp hồ Michigan. Về phía tây, Wisconsin giáp Minnesota và Iowa

 

Posted 5/30/2024

 

 

side2
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1