banner Các Thế Hệ Thầy Cô
side2 Trang Sức Khỏe

Bệnh Tiểu Đường

Lời mở đầu: 
Kính thưa độc giả. Các thông tin đăng trên mục nầy là do tác giả sưu tầm, rút ra, và kết nối để cống hiến cho bạn đọc, chớ không phải tự nguyên cứu.  Vì thế cho nên, nếu thấy có điều chi sơ xuất, xin quí vị tha thứ, chỉnh đốn, hay bổ túc cho cộng đồng chúng ta.
Hôm nay chúng ta tìm hiểu về Bệnh Tiểu Đường, còn gọi là Đái tháo đường, hay là Bệnh dư đường.  Theo tài liệu đăng tải của KiWiPedia thì đây là một chứng bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu lên cao. Trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước. Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư, v.v.

Phân loại
Bệnh tiểu đường có hai thể bệnh chính: Bệnh tiểu đường loại 1 do tụy tạng không tiết insulin, và loại 2 do tiết giảm insulin và đề kháng insulin.
Loại 1 (Type 1)
Khoảng 5-10% tổng số bệnh nhân Bệnh tiểu đường thuộc loại 1, phần lớn xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi.  Các triệu chứng thường khởi phát đột ngột và tiến triển nhanh nếu không điều trị. Giai đoạn toàn phát có tình trạng thiếu insulin tuyệt đối gây tăng đường huyết và nhiễm Ceton. Những triệu chứng điển hình của Bệnh tiểu đường loại 1 là : ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy nhiều (4 nhiều ), mờ mắt, dị cảm và sụt cân, trẻ em chậm phát triển và dễ bị nhiễm trùng.
Loại 2 (Type 2)
Bệnh tiểu đường loại 2 chiếm khoảng 90-95% trong tổng số bệnh nhân bệnh tiểu đường, thường gặp ở lứa tuổi trên 40, nhưng gần đây xuất hiện ngày càng nhiều ở lứa tuổi 30, thậm chí cả lứa tuổi thanh thiếu niên. Bệnh nhân thường ít có triệu chứng và thường chỉ được phát hiện bởi các triệu chứng của biến chứng, hoặc chỉ được phát hiện tình cờ khi đi xét nghiệm máu trước khi mổ, hoặc khi có biến chứng như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não; khi bị nhiễm trùng da kéo dài.; bệnh nhân nữ hay bị ngứa vùng do nhiễm nấm âm hộ; bệnh nhân nam bị liệt dương.

Bệnh tiểu đường do thai nghén
Tỷ lệ bệnh tiểu đường trong thai kỳ chiếm 3-5% số thai nghén; phát hiện lần đầu tiên trong thai kỳ.
Triệu chứng
Các triệu chứng thường thấy là tiểu nhiều, ăn nhiều, uống nhiều, sụt cân nhanh là các triệu chứng thấy ở cả hai loại.
Lượng nước tiểu thường từ 3-4 lít hoặc hơn trong 24 giờ, nước trong, khi khô thường để lại vết bẩn hoặc mãng trắng.
Tiểu dầm ban đêm do đa niệu có thể là dấu hiệu khởi phát của đái tháo đường ở trẻ nhỏ.
Với bệnh nhân đái tháo đường loại 2 thường không có bất kỳ triệu chứng nào ở giai đoạn đầu và vì vậy bệnh thường chẩn đoán muộn khoảng 7-10 năm (chỉ có cách kiểm tra đường máu cho phép chẩn đoán được ở giai đoạn này).

Chẩn đoán
Chẩn đoán Bệnh Tiểu Đường bằng định lượng đường máu huyết tương:
Đường máu lúc đói ≥ 126mg/dl (≥ 7 mmol/l) thử ít nhất 2 lần liên tiếp.
Đường máu sau ăn hoặc bất kỳ ≥ 200mg/dl (≥ 11,1 mmol/l).
Người có mức đường máu lúc đói từ 5,6-6,9 mmol/l được gọi là những người có "rối loạn dung nạp đường khi đói". Những người này tuy chưa được xếp vào nhóm bệnh nhân Bệnh Tiểu Đường, nhưng cũng không được coi là "bình thường" vì theo thời gian, rất nhiều người "rối loạn dung nạp đường khi đói" sẽ tiến triển thành Bệnh Tiểu Đường thực sự, nếu không có lối sống tốt. Mặt khác, người ta cũng ghi nhận rằng những người có "rối loạn dung nạp đường khi đói" có thể bị gia tăng khả năng dẫn đến các bệnh về tim mạch, đột quị hơn những người có mức đường máu < 5,5 mmol/l.
Đôi khi các bác sỹ muốn chẩn đoán sớm hơn về bệnh nầy bằng cách cho uống đường glucose làm bộc lộ những trường hợp Bệnh Tiểu Đường nhẹ vì thử máu theo cách thông thường không đủ tin cậy để chẩn đoán. Cách đó gọi là "test dung nạp glucose bằng đường uống".
Cách “Test” này được thực hiện như sau:
Điều kiện: ăn 3 ngày liền đủ lượng carbonhydrat (> 200g/ngày), không dùng thuốc làm tăng đường máu, đường máu lúc đói bình thường, không bị stress.
Thực hiện: nhịn đói 12 giờ, uống 75 gam đường glucose trong 250ml nước (không nóng - không lạnh). Định lượng đường máu sau 2 giờ.
Đọc kết quả: ‘Test dung nạp glucose đường uống’:
Nếu đường máu 2 giờ sau uống đường glucose ≥11,1mmol/l: chẩn đoán Bệnh Tiểu Đường; nếu đường máu 2 giờ sau uống đường glucose ≥7,8 mmol/l nhưng < 11,1 mmol/l: những người này được xếp loại giảm dung nạp đường glucose. Người mắc giảm dung nạp đường glucose không những có nguy cơ cao tiến triển thành Bệnh Tiểu Đường sau này, mà còn tăng nguy cơ mắc các bệnh tim-mạch như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.
Định lượng đường niệu: chỉ có giá trị rất hãn hữu trong việc theo dõi đối với bản thân bệnh nhân ngoại trú. Không dùng để chẩn đoán bệnh.
Các xét nghiệm bổ sung: sau khi được chẩn đoán xác định và làm những xét nghiệm theo dõi thường kỳ (1-2 lần mổi năm) để thăm dò các biến chứng mạn tính và để theo dõi điều trị:
Khám lâm sàng: lưu ý kiểm tra cân nặng, huyết áp, bắt mạch ngoại biên và so sánh nhiệt độ da, khám bàn chân, khám thần kinh bao gồm thăm dò cảm giác sâu bằng âm thoa. Khám mắt: phát hiện và đánh giá tiến triển bệnh lý võng mạc.
Xét nghiệm: đặc biệt lưu ý creatinin, mỡ máu, microalbumin niệu (bình thường < 30 mg/ngày) hoặc định lượng protein niệu. Đo điện tim nhằm phát hiện sớm các biểu hiện thiếu máu cơ tim. Soi đáy mắt..
Định lượng HbA1 hoặc HbA1c: đánh giá hồi cứu tình trạng đường máu 2-3 tháng gần đây. Đường máu cân bằng tốt nếu HbA1c < 6,5%.
Trong một số tình huống (không phải là xét nghiệm thường qui):
Fructosamin: cho biết đường máu trung bình 2 tuần gần đây, có nhiều lợi ích trong trường hợp người mắc Bệnh Tiểu Đường đang mang thai. Nếu đường máu cân bằng tốt, kết quả < 285 mmol/l.
Peptid C (một phần của pro-insulin): cho phép đánh giá chức năng tế bào bêta tụy.

Điều trị
Lối sống và thái độ ăn uống
Chế độ ăn tốt cho bất người nào bị Bệnh Tiểu Đường cũng cần thoả mãn các yếu tố cơ bản sau:

  • Đủ chất Đạm - Béo - Bột - Đường - Vitamin - Muối khoáng - Nước với khối lượng hợp lý.
  • Không làm tăng đường máu nhiều sau khi ăn.
  • Không làm đường máu bị hạ lúc bụng đói vì xa bữa ăn.
  • Duy trì được hoạt động thể lực bình thường hàng ngày.
  • Duy trì được cân nặng ở mức cân nặng lý tưởng hoặc giảm cân đến mức hợp lý.
  • Không làm tăng các yếu tố nguy cơ như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, suy thận ...
  • Phù hợp tập quán ăn uống của địa dư, dân tộc của bản thân và gia đình.
  • Đơn giản và không quá đắt tiền.
  • Không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như là khối lượng của các bữa ăn.

Thuốc điều trị:  Tại Hoa Kỳ là tùy theo bác sỹ chăm sóc cho bạn
Theo thông lệ: Insulin (dùng cho dạng typ1)
Căn cứ vào tác dụng, giới chuyên môn chia ra 03 nhóm:

  • Insulin tác dụng nhanh: gồm Insulin hydrochlorid, nhũ dịch Insulin-kẽm
  • Insulin tác dụng trung bình: Isophan Insulin, Lente Insulin
  • Insulin tác dụng chậm: Insulin Protamin kẽm, Insulin kẽm tác dụng chậm

Insulin được chỉ định dùng cho bệnh nhân đái tháo đường thuộc type1, nó chỉ dùng cho bệnh nhân đái tháo đường type2 khi đã thay đổi chế độ ăn, luyện tập và dùng các thuốc điều trị đái tháo đường tổng hợp mà không hiệu quả

  • Phản ứng phụ của Insulin: Dị ứng (sau khi tiêm lần đầu hoặc nhiều lần tiêm), hạ Glucose máu (thường gặp khi tiêm quá liều), Phản ứng tại chỗ tiêm (ngứa, đau, cứng vùng tiêm).Do gây rối loạn chuyển hóa mỡ tại vùng tiêm, tăng sinh mỡ dễ gây u mỡ, giảm sẽ gây xơ cứng (khó tiêm, đau)

Thuốc dùng cho dạng type2
Các dẫn xuất của Sulfonyl ure, chia làm 02 nhóm:

  • Nhóm 1: có tác dụng yếu, gồm - Tolbutamid, Acetohexamid, Tolazamid, Clopropamid
  • Nhóm 2: có tác dụng mạnh hơn, gồm - Glibenclamid, Glipizid, Gliclazid

Ngoài ra có thể sử dụng sản phẩm Tainsulin với chiết suất từ cây Dây Thìa Canh - Đề tài Nghiên cứu cấp Bộ của Tiến sỹ Trần Văn Ơn, chủ nhiệm bộ môn Thực vật trường ĐH Dược Hà Nội để phòng và hỗ trợ trong việc điều trị Đái Tháo Đường Các nhóm trên có tác dụng hạ đường huyết do ngăn cản tế bào tuyến tụy tạo ra Glucagon và kích thích tế bào Beta ở tuy tiết ra Insulin

  • Phản ứng phụ khi dùng: hạ Glucose máu, dị ứng, rối loạn tiêu hóa, tan máu, mất bạch cầu hạt.

Các Biến chứng

Sau đây là tài liệu sưu tầm trên báo Dân Trí (VN): 

Làm Thế Nào Để Sống khỏe Với Bệnh Tiểu Đường

Ngày nay, cùng nhịp sống xã hội phát triển tiểu đường đã trở thành một trong bốn căn bệnh không lây nhiễm đặc trưng của thế kỷ 21 và bùng phát như một đại dịch toàn cầu.
 Mặc dù vậy, hiện tại vẫn chưa có một liệu pháp điều trị dứt điểm. Nhưng người bệnh vẫn có thể tự tin sống vui khỏe nếu biết chủ động thích nghi, chủ động tuân thủ liệu pháp điều trị.
Các nguyên tắc chung sống hòa bình với bệnh tiểu đường:
Cân bằng chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng sức khỏe mỗi người, đặc biệt với bệnh tiểu đường thì càng quan trọng và cần thiết hơn. Nguyên tắc cơ bản về chế độ ăn của người tiểu đường là ăn đa dạng các loại thực phẩm, hạn chế các chất bột đường, chất béo, chú trọng các loại rau xanh, trái cây, các thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Bệnh nhân nên ăn chia nhỏ thành nhiều bữa, chế độ ăn cân bằng sẽ giúp cung cấp cho cơ thể người bệnh nhu cầu dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất đầy đủ giúp duy trì tốt hàm lượng đường trong máu.
Chế độ tập luyện: Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng việc tập luyện thường xuyên có ý nghĩa quan trọng trong điều trị ngăn chặn các biến chứng tiểu đường. Thể dục có nhiều ảnh hưởng tích cực nhất định tới quá trình chuyển hóa đường trong máu cũng như cải thiện khả năng hoạt động của insulin trong cơ thể. Tuy nhiên cần tránh các bài tập nặng, quá sức, gây tình trạng hạ đường huyết quá mức. Vì vậy theo khuyến cáo bài tập phù hợp nhất với bệnh nhân tiểu đường là nên đi bộ hàng ngày vào buổi sáng hay chiều mát mỗi lần khoảng 30 phút.

Chế độ ăn và vận động hợp lý là một trong những yếu tố nền tảng của điều trị tiểu đường. Tuy nhiên theo nghiên cứu mới đây tại Việt nam có đến 73% bệnh nhân tiểu đường không tuân thủ đúng chế độ ăn uống cũng như vận động.

Day Thia canh      Diabetna
Dây thìa canh

Kiểm soát đường huyết chủ động:
Hiện tại có rất nhiều thuốc điều trị tiểu đường, tất cả các thuốc đều nhằm kiểm soát tốt lượng đường huyết trong máu. Nhưng thực tế người nhà và bệnh nhân rất lúng túng, băn khoăn trong việc sử dụng thuốc nào, có gây tác dụng phụ không, nhất là thuốc này lại được sử dụng thường xuyên, lâu dài. Do vậy, xu hướng tìm và sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên an toàn là một trong những hướng ưu tiên của điều trị. Trong số các thảo dược, nổi bật có Dây thìa canh – thảo dược quý hiếm đã được sử dụng cách đây 2000 năm để trị bệnh nước tiểu ngọt như mật. Đồng thời, hiện tại Dây thìa canh cũng đang được sử dụng tại rất nhiều nước và được đánh giá qua hàng trăm nghiên cứu với tác dụng hạ đường huyết, ổn định kéo dài nồng độ đường huyết, giảm cholesterol máu. Đáng quý hơn, Dây thìa canh đã được các nhà khoa học trường đại học Dược tìm thấy, nghiên cứu và sử dụng hiệu quả tại Việt Nam (Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Dược học - Bộ y tế số 391 tháng 11/2008). Đây thực sự là một hướng giải pháp an toàn lâu dài để bệnh nhân tiểu đường luôn sống vui khỏe.
Tiểu đường vẫn đang là một vấn đề nan giải của cả cộng đồng, xã hội do biến chứng nặng nề của nó. Song người bệnh hãy hiểu thật rõ về căn bệnh của mình để lựa chọn một liệu pháp phù hợp, an toàn tự tin cho cuộc sống khỏe mạnh.
TS. Trần Văn Ơn
"Diabetna - Sản phẩm đầu tiên làm từ dây thìa canh dựa theo đề tài trường đại học Dược - Hà nội"

Sản phẩm có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc
ĐT tư vấn: 04.22133856/ 08.62785988 – Website: www.ichnhan.vn

Sưu tầm và đóng góp:   Nguyệt Ánh Ryan, 11 August 2011, California USA

Nguyệt Ánh Ryan là cựu học sinh Hoàng Diệu niên khóa 60-64 và cũng là cựu sinh viên Harvard University, 1987 -1992 (degrees: ALB '90 và ALM '92)
 
Last updated 8/26/2011

 

 

 

 

 

side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1