banner Các Thế Hệ Thầy Cô
side2

Để tưởng nhớ cũng như trân trọng cám ơn ý kiến của đàn anh đồng hương, cố Bác Sĩ Trần Phong vừa ra đi vĩnh viễn ngày 28 tháng 6 năm 2013…

Dùng các loại nọc độc chết người như nọc rắn, nọc bò cạp, nhện để chữa bệnh đang được các nhà khoa học đẩy mạnh nghiên cứu và bước đầu đã cho những kết quả khả quan.

Chất kháng nọc độc được tạo ra từ nọc độc lấy từ rắn, nhện hoặc côn trùng tương ứng. Độc được làm loãng và tiêm vào ngựa, cừu hoặc dê. Động vật sẽ trải qua quá trình phản ứng miễn dịch với độc, sinh ra kháng thể chống lại chất độc. Những kháng thể này có thể được lấy từ máu của động vật và dùng để trị thương do nọc độc.
https://encrypted-tbn2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcR3GfvLT0vMIgsvXN-DNJ7Se61U7cfHwDxRbYHCOA0u0IML4v2WxAKhông có chất độc, chỉ có liều thuốc độc" là câu nói bất hủ của Paracelsus, nhà y học nổi tiếng của Thụy Sĩ. Và điều này đúng với nọc độc của các loài bò sát. Nếu được sử dụng đúng cách và đúng liều lượng, chúng không chỉ không gây hại mà còn có lợi cho con người. Nọc của rắn và một số sinh vật khác như nhện và bọ cạp từ lâu đã được sử dụng trong y học. Nọc độc từ các loài bò sát đã được sử dụng để làm kháng huyết thanh cho vết rắn cắn trong nhiều thập kỷ qua bằng cách tiêm nó vào các động vật có vú như cừu và ngựa, và thu thập các kháng thể được tạo ra.
Nọc độc rắn vốn cực kỳ phức tạp, bao gồm hàng trăm polypeptide (chuỗi amino acid), men và độc tố. Trong gần 3 000 loài rắn trên thế giới thì có khoảng 650 loài có nọc độc. Sự đa dạng của nọc rắn không chỉ thể hiện giữa các loài, mà thậm chí còn trong cùng một loài vì những lý do địa lý hay môi trường sống. Chính sự phong phú của nọc rắn đã tạo nên một nền tảng hấp dẫn đối với giới chuyên gia phát triển dược liệu, đặc biệt trong việc nghiên cứu các liệu pháp điều trị ung thư. Nọc độc chỉ có tác hại khi được chích hay cắn qua da. Khi ta  ăn những nọc độc này, polypeptide sẽ bị xé nát thành những amino acid để tiêu hóa mà không có tác hại gì hết. Cũng như Insulin, không thể uống mà phải chích mới có hiệu quả.

Với cấu trúc rất phức tạp gồm nhiều thành phần chất đạm độc và hàng trăm polypeptide (chuỗi amino acid) tương tự như protein, các tế bào nọc chứa đựng tính chất và tác dụng khác nhau. Nọc rắn có thể giết người bằng cách làm ngăn chận sự di chuyển của máu trong cơ thể và làm tim ngừng đập. Hàng chục hay hàng trăm loại nọc độc có thể chứa trong nước giải tiết ra từ một dết cắn của rắn. Trên thế giới hiện nay người tìm thấy ít nhất 20 triệu thứ nọc độc trên 100 ngàn giống động vật. Thật thú vị và ngạc nhiên khi nọc độc vốn có tính chất giết người mà còn có giá trị trong việc trị bệnh. Đây là một thử thách lớn trong y khoa tân tiến là làm sao đi tìm đúng nọc độc có khả năng trị bệnh tim và bệnh béo phì (diabetis). Gần đây giới khoa học dần dà khám phá ra nọc độc có thể chữa trị những căn bệnh di căng khác như ung thư, giảm đau đớn và tự miễn dịch (autoimmune). Giới khoa học nghiên cứu cần lọc xét tỉ mĩ hàng trăm loại nọc độc có giá trị y khoa chữa bệnh. Tiến trình này là bước tiến quan trọng của nghành dược liệu. Và hiện nay trên thế giới có khoảng 12 thứ loại nọc độc được dùng chế tạo thuốc.

Thực ra dùng nọc độc chữa bệnh trong y khoa không phải là điều mới lạ. Người ta đã dùng nọc độc từ năm 67 trước Công nguyên. Chúa lãnh Mithradates VI của xứ Pontus là kẻ thù của La Mã thời bấy giờ. Hắn ta được cứu hai lần trong chiến trận bởi thầy thuốc bằng cách bôi nọc rắn hổ mang (cobra) bắt ngoài đồng đổ vào vết thương. Nọc rắn hổ mang được dùng trong y khoa đông phương bên Trung Quốc và Ấn Độ từ thế kỷ thứ 18 và được nhập vào Tây phương năm 1830 như là vi lượng đồng căn (homeopathic). Người TQ sử dụng huyết thanh để điều trị nạn nhân bị rắn độc cắn. Đây được xem là phương pháp điều trị có hiệu quả và phổ biến nhất, tính đặc hiệu trong kháng nọc của nó giúp giảm tỷ lệ tử vong khoảng bảy đến mười lần.  Có nhiều loại nọc rắn tuỳ theo loài rắn và vùng địa lý mà chúng cư trú. Do đó cần phải dùng một huyết thanh đặc hiệu đối với một hoặc nhiều loại nọc độc. Như nọc độc của rắn hổ mang (Cobra) thường có độc tố thần kinh gây ức chế các trung tâm thần kinh; nọc độc của rắn hổ lục (viper) thường tác động qua độc tố hemotoxin gây rối loạn đông máu.

Tuy nhiên ngành khoa học chuyển hóa nọc độc vào việc chữa bệnh bắt đầu chính thức từ năm 1960 khi một bác sĩ lâm sàn (clinician) Anh quốc tên Hugh Alistair Reid đề nghị dùng nọc rắn hổ mang từ trong hang để chữa trị chứng máu đông trong huyết quản. Ông khám ra một thứ nọc rắn có chứa ancrod, một loại chất nhựa có tính chất làm tan chất đạm sợi trong máu có thể làm giảm sự tắt nghẻn máu trong huyết quản. Arvin là một loại thuốc làm thông máu (anticoagulant) giảm huyết áp được triết ra từ nọc rắn hổ mang được đưa ra thị trường Âu châu năm 1968. Nọc độc rắn lục bên Ba Tây cũng được dùng để chế biến một loại thuốc Ace Inhibitors và ngày nay được dùng rất thông dụng trong việc kiểm soát huyết áp cao. Giới nghiên cứu khoa học tự hỏi tại sao dân làm trong rừng mía bị rắn cắn rồi sau đó áp suất mạch máu bị giảm hẳn. Từ đó họ mới nghiên cứu việc chuyển biến mô hình nọc rắn để trở thành thứ thuốc cứu chữa loài người. Đến năm 1970 lần đầu tiên người ta chế ra một loại thuốc uống của hãng Captopril, một loại thuốc giảm huyết áp được sử dụng rộng rãi trong việc điều trị chứng tăng huyết áp, được sản xuất từ nọc độc của loại rắn đầu nhọn ở Brazil. Loại thuốc Ace Inhibitor này được bán ra thị trường với thu nhập trên nhiều tỷ đô la.
Tiến Sĩ Nirthanan - một chuyên gia hóa học chuyên nghiên cứu về lợi ích của dược phẩm và tác động của nó đối với hệ thần kinh, cho biết là protein trong nọc độ của rắn hổ mang có thể được sử dụng để chiết xuất nhiều loại thuốc giúp đều trị hiệu quả chứng huyết áp và máu vón cục. Trong suốt 50 năm nghiên cứu về nọc độc của rắn hổ mang, cho tới giờ các nhà khoa học mới phát hiện ra rằng sở dĩ việc mỗi nghiên cứu lại tìm ra trong nọc độc rắn có những thành phần mới, đó thực chất là do trong nọc độc có chứa một hỗn hợp các phân tử sinh học có thể thay đổi thành phần tùy thuộc theo môi trường, theo mùa hoặc thậm chí là thay đổi theo loại thức ăn mà những con rắn đã ăn.

Tác dụng làm giảm đau
https://encrypted-tbn1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTeb4cl0rCDSWEhOLRLldcthwAUgFwmk9vPY9D2_euPpHEVO3M0Ðông y cho rằng "thịt rắn làm thông kinh mạch bế tắc và trừ phong hàn nên được dùng chữa trị phong thấp". Các nhà khoa học thời hiện đại lại chú ý đến nọc rắn. Nhiều phòng thí nghiệm trên thế giới (Pháp, Úc, Anh, Ðức, Ba Tây, Anh, v.v....) đã nghiên cứu thực nghiệm và thấy rằng "nọc rắn có tác dụng giảm đau mạnh như morphine lại không có tác dụng phụ". Nếu morphine đi vào não dễ gây nghiện thì nọc rắn lại ngăn chặn các cơn đau bằng cách ức chế ASICs (Acid-Sensings) của hệ thần kinh trung ương và ngoại biên.

  • Gần đây nhất là hannalgesin, một chiết xuất đặc biệt từ nọc độc của rắn hổ mang cobra. Giáo sư Kini Manjunatha thuộc ĐH Quốc gia Singapore đang phát triển chất này làm thuốc giảm đau. Ông này cho rằng hannalgesin có hiệu quả hơn morphine từ 20 đến 200 lần. Hơn nữa, không giống như morphine, thường được tiêm, hannalgesin có thể được dùng bằng đường uống. GS Kini Manjunatha đang có kế hoạch để làm các thử nghiệm lâm sàng đầu tiên vào cuối năm 2013 hoặc đầu năm 2014. Trước đó, nhóm nghiên cứu tại Dược lý phân tử và tế bào của Pháp cũng từng phát hiện hợp chất giảm đau được chiết xuất từ nọc của loài rắn đen cực độc vùng châu Phi có tác dụng mạnh như một số loại thuốc phiện, kể cả morphine. Ưu điểm của chúng là không gây nguy cơ về hô hấp cũng như các tác dụng phụ khác như những dược phẩm giảm đau phổ biến hiện nay.

  • Chiết xuất từ nọc của loài rắn đen cực độc của châu Phi có tác dụng giảm đau mạnh như một số loại thuốc phiện, kể cả moóc phin.Các nhà khoa học Pháp đã thiết lập được hoạt chất có tên mambalgins với khả năng làm giảm đau đớn. Chất này có trong nọc của loài rắn đen cực độc ở châu Phi, rắn black mamba. Trong một thử nghiệm trên động vật, họ nhận thấy chất mambalgins có thể đạt được mức độ giảm đau tương đương morphine. Morphine thuộc nhóm thuốc giảm đau mạnh nhưng đồng thời cũng gây nhiều tác dụng bất lợi khác, trong khi chất mambalgins lại ít tác dụng phụ hơn. Các nhà khoa học tại Trường ĐH Liên bang Sao Carlos, Brazil vừa phát hiện một loại protein có trong nọc rắn độc Urutus có thể giúp làm lành và phục hồi các mô bị tổn thương ở bệnh nhân tim. Nó cũng cho thấy có khả năng chữa trị bệnh ung thư.
    Các nhà khoa học Pháp tại Viện Dược lý Tế bào và Phân tử ở gần thành phố Nice đã thử nghiệm chế dược phẩm từ nọc rắn mamba trên chuột và phát hiện công hiệu giảm đau tuyệt vời của nó sau khi đã  thử nghiệm trên nọc độc của 50 loài vật khác. Tiến sĩ Eric Lingueglia xác nhận: “Khi thử nọc rắn mamba trên chuột, hiệu quả giảm đau mạnh như morphine nhưng hầu như không có tác dụng phụ” . Morphine đi vào não như ma túy, làm giảm đau nhưng gây nghiện, nhức đầu, khó suy nghĩ, nôn và co cơ. Các nhà khoa học cho rằng chế phẩm từ nọc rắn mamba khắc phục cơn đau theo con đường hoàn toàn khác morphine nên không tạo ra tác dụng phụ. Ông Lingueglia cho biết rằng cách cơn đau tác dụng trên người và chuột rất giống nhau cho nên có hy vọng nghiên cứu sử dụng lâm sàng thuốc giảm đau bằng chế phẩm này. Thử nghiệm trên tế bào con người ở phòng thí nghiệm cũng cho thấy thuốc nọc rắn mamba có cùng phản ứng hóa học ở người. Tuy nhiên, ông khẳng định đây chỉ là bước đầu và còn có nhiều thí nghiệm tiếp theo để xác định sự công hiệu của nó ở người.
  • Tại Anh, chuyên gia về nọc rắn độc thuộc Học Viện Y khoa Nhiệt đới ĐH Liverpool là TS Nicholas Casewell khen ngợi tiềm năng bào chế nọc rắn thành thuốc giảm đau và bình luận: “Đó là điều rất phấn khởi, điển hình về sử dụng thuốc từ nọc rắn, chúng ta đang tìm cách tạo ra loại thuốc giảm đau hoàn toàn mới”.
    Giáo sư Heloisa Sobreiro Selistre de Araujo thuộc Khoa khoa học chức năng thuộc ĐH Liên bang Sao Carlos cho biết chất ALT-C trong nọc rắn độc có thể tăng cường hay ngăn chặn sự hình thành các mạch máu mới.
    Nếu ở mức thấp, ALT-C có thể thúc đẩy hình thành các mạch máu mới. Điều này có nghĩa là chất này có thể là cơ sở để bào chế ra các loại thuốc mới có thể điều trị các căn bệnh do sự phân bố mạch không hợp lý như bệnh tim, các tổn thương ở bệnh tiểu đường và thậm chí cả bệnh rối loạn cương dương.
    Nếu ở mức cao, chất này gây ra những tác dụng ngược lại, ngăn cản việc hình thành các mạch máu mới và là một giải pháp tiềm năng trong việc chữa bệnh ung thư. Những tác dụng này đã được thử nghiệm thành công ở chuột. Giáo sư Araujo cho biết nhóm của ông sẽ tập trung nghiên cứu khả năng tái tạo mô của chất này và việc nghiên cứu cho thấy có nhiều hứa hẹn.

Nọc rắn làm giảm huyết áp
Những bệnh nhân cao huyết áp được uống thuốc ức chế men chuyển có tên thông dụng là Captopril nhưng ít người biết rằng thuốc này được bào chế từ nọc rắn lục (Bothrops jararaca).
Trong dân gian dùng rượu rắn để điều trị thoái hóa khớp, chủ yếu là ngâm rượu tam – ngũ – thất – cửu xà để uống và nhiều món ăn từ rắn giúp tăng cường sức khỏe cho xương cốt. Bộ rắn hay dùng ngâm rượu là rắn hổ mang, rắn cạp nong, rắn ráo ngâm tươi (ngâm khô, tán bột chỉ là bất đắc dĩ) và ngâm toàn tính (ngâm cả con) hoặc phối hợp thêm vài vị thuốc.
Tuy nhiên theo các bác sỹ, rượu rắn chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm đau, chứ không điều trị triệt để được bệnh. Y học chính thống đến nay chưa có nghiên cứu nào đánh giá đầy đủ hiệu quả điều trị của các bài thuốc có dùng con rắn. Các tác dụng nếu có chỉ mới dừng lại ở mức độ dinh dưỡng. Do đó, quan niệm ăn thịt rắn hay uống rượu rắn để cải thiện thoái hoá khớp, loãng xương là chưa có cơ sở khoa học, bởi các dưỡng chất không thể tự đi vào trong khớp để trở thành acid hyaluronic được.
Tirofiban là một loại chất chống đông máu được chiết xuất từ nọc rắn độc châu Phi, đồng thời cũng có tác dụng với những người bị đau thắt ngực hoặc đau tim. Exenatide là dạng tổng hợp của một loại hormone " exendin-4" có sẵn trong nước bọt của "quái vật" Gila, một loại thằn lằn độc Bắc Mỹ - một liệu pháp điều trị cho bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2 vì nó làm tăng việc sản xuất insulin ở những người có lượng đường trong máu cao.

Nọc rắn có thể chữa ung thư trong tương lai
Các nhà khoa học thuộc Ðại học Nam Australia đứng đầu là tiến sĩ Tony Woods đã tách được một hợp chất từ nọc rắn có tác dụng phá hủy màng của tế bào mạch máu nuôi khối ung thư. Quá trình nghiên cứu đang có nhiều hứa hẹn. Cùng lúc Giáo sư Heloisa Sobreiro Selistre de Araujo (Ðại học Liên bang Sao Carlos, Brazil) cho biết chất ALT-C trong nọc rắn độc có thể tăng cường (ở liều thấp) hay ngăn chặn sự hình thành các mạch máu mới (ở liều cao). Những khám phá này mang lại hi vọng cho bệnh nhân ung thư bởi chỉ cần tiêm vào hệ mạch nuôi khối u, chúng teo lại làm tế bào suy dinh dưỡng, rồi chết, khỏi cần mổ xẻ hay hóa trị. Ông Tony Woods cũng đã phát hiện một hợp chất từ nọc độc rắn có khả năng "bỏ đói" khối ung thư bằng cách phá hủy các mạch máu nuôi nó. Ông Woods cho biết, khối ung thư thực chất là một tập hợp mô, "vì thế, giống như các mô khác trong cơ thể, chúng ta có thể tác động đến sự phát triển của chúng bằng cách ngăn cản sự hình thành mạng lưới cung cấp máu hoặc gây gián đoạn hoạt động này", ông nói. Hợp chất mà nhóm của ông phát hiện từ một loại nọc rắn có khả năng phá vỡ liên kết giữa các tế bào thuộc lớp niêm mạc của mạch máu, gây rối loạn chức năng của mạch máu, khiến cho dòng máu tới nuôi khối u bị cản trở. Thế mạnh của những độc tố từ nọc rắn là có mục tiêu tấn công rất rõ ràng. Chúng không giống như liệu pháp hóa trị và một số loại thuốc, không thể phân biệt được tế bào ác tính và khỏe mạnh, và do đó thường gây nên các phản ứng phụ. Woods cho biết một cuộc thử nghiệm loại nọc tiềm năng trên động vật có thể sẽ diễn ra ngay trong năm nay và sau đó sẽ là trên cơ thể người
Trong một bài báo đăng gần đây trên tờ Toxicon, nhà nghiên cứu Stefan Hailey của ĐH Delaware (Mỹ) và các đồng nghiệp đã cho biết một chất đạm (protein) có tên là eristostatin chiết xuất từ nọc độc của rắn cát châu Á, có thể giúp hệ thống miễn dịch của con người chống lại khối u ác tính. Nhiều nghiên cứu cho thấy eristostatin ngăn chặn được các tế bào u ác tính xâm nhập gan và phổi ở chuột và hy vọng quy trình này có thể áp dụng với con người.

Ngoài ra Crotoxin là một chất đạm chiết xuất từ nọc độc rắn chuông Nam Mỹ, mặc dù chưa được chấp thuận cho sử dụng, có thể một ngày nào đó cũng sẽ được sử dụng để điều trị ung thư. Crotoxin có thể liên kết với protein trên tế bào ung thư và kích hoạt một cơ chế gọi là apoptosis gây tổn thương màng tế bào ung thư khiến nó tự tiêu diệt mình. Đây là công trình nghiên cứu của Công ty Công nghệ sinh học Celtic ở Dublin (Ireland) và sẽ được áp dụng với các bệnh nhân ung thư trong năm nay. Các nhà nghiên cứu tin rằng cơ chế này sẽ có hiệu quả với tất cả các khối u rắn.
Hiện nọc rắn có thực sự tốt cho sức khỏe hay không vẫn là một vấn đề đang gây nhiều tranh cãi trong giới y khoa. Zoltan Takacs, một chuyên gia nghiên cứu bò sát và độc tố từng được tạp chí National Geographic bình chọn là nhà thám hiểm nổi bật của năm 2010 và 2013, nhận định: “Độc tố từ nọc của động vật có tỉ lệ thành công cao trong việc trở thành dược phẩm quan trọng. Tuy nhiên, để phát triển được một loại dược phẩm mới, bạn cần từ 10 - 15 năm và mất tới 1 tỷ USD”[1].
http://copeso.dadeschools.net/medicine-logo.jpgKhông phải vô cớ mà hình ảnh con rắn đã gắn liền với ngành y dược hàng ngàn năm nay. Theo thần thoại Hi Lạp, vị thần y Asklepios khi đi chữa bệnh cho dân nghèo luôn mang theo mình cây gậy có đầu thô ráp trên có 1 con rắn quấn quanh. Ở Ấn độ và nhiều quốc gia khác, rắn được tôn thờ như một vị thần. Như vậy từ xưa người ta đã phát hiện rắn có tác dụng chữa bệnh, và dường như câu "lấy độc trị độc" của y học phương Ðông đang có cơ hội được chứng minh bằng y học hiện đại.
Trong lúc chờ đợi những thành tựu mới của các nhà khoa học thì việc xử lý khi bị rắn cắn để tránh cái chết lãng nhách vì nọc độc của bà con chúng ta ở quê nhà vẫn là vấn đề cần quan tâm...

Nguyễn Hồng Phúc – sưu tầm & nghiên cứu

Tham khảo:
1. National Geographic – Edition February 2013 – The bite that heals by Jennifer S. Holland.
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/4/4f/Kantoutanpopo.jpg2. Khi nọc độc có lợi cho sức khỏe

Phụ Lục
Nhân đọc một bài về chữa bệnh khi bị rắn cắn rất hữu ích. Xin trích dẫn ra đây để bà con tùy cơ mà dùng:
Trời bắt đầu vào mùa Xuân bên Canada cây Bồ công anh Dandelion/Pissenlit mọc đầy vườn. Rất dễ nhận ra cây cỏ này, vì những nụ hoa vàng rực rỡ của nó.
Vào mùa hè hoa già trời ấm lại và gió tung tăng sẽ làm tung sợi trắng bay khắp nơi làm nhiều người bị dị ứng (allergy) chảy nước mắt, xổ mũi, hắt xì hơi...gây khó chịu, buồn phiền. Nhưng cứ việc "vô tư" hái, nhổ cây Bồ công anh về rửa sạch, thái nhỏ phơi khô để dành uống dần dần chữa 20 bệnh. (hình bên: cây hoa bồ công anh hoa vàng).
Sách "Thuốc gia truyền" trên còn kể lại kết quả:
- "Chúng tôi đã chữa cho 3 Linh mục và một anh em bị xuất huyết bao tử khá nặng, đã đi bác sĩ nhiều lần, bị xuất huyết khá nhiều, có người đã tưởng chết, đi nhà thương về vẫn chứng nào tật ấy, nhưng khi uống bồ công anh, chỉ trong mấy ngày dã khỏi dứt bệnh.
- Khá nhiều người ngoài tu viện, gọi điện thoại xin giúp chữa bao tử bị từ lâu, phải kiêng cữ đủ thứ nên sức khỏe bị xuống dốc nhiều, cũng uống bồ công anh và hạ khô thảo, chỉ trong thời gian vắn đã khỏi hẳn bệnh.
- Hai trường hợp sau đây đã được khỏi cách lạ:

1.  Bà Nguyễn Văn V. ở Arlington, Texas bị chứng đau bụng hành dữ dội, hết chịu nổi, gia đình vội chở đi bệnh viện, từ khi vô cho tới lúc về (17 ngày phải nằm tại phòng cấp cứu) mà vẫn chưa tìm ra bệnh, chỉ thấy có triệu chứng bị đau bao tử, mặc dầu đã chữa nhiều thuốc nhưng cơn đau và xuất huyết vẫn không giảm. Thấy tình trạng quá nặng, hầu như hết hy vọng, gia đình đã nghĩ đến việc chuẩn bị cho bà dọn mình chết lành. Dẫu vậy, còn nước thì còn tát, ông V đã yêu cầu tất cả con cháu, đặt hết niềm tin tưởng cậy trông Đức Mẹ, ông đã gọi điện thoại xin khấn các Đền Thánh, đồng thời cũng báo tin cho tôi là kẻ đồng liêu từ khi học Chủng Viện Bùi Chu, Bắc Việt. Sau khi biết được bà bị đau bao tử, tôi giục ông V. ra ngay tiệm thuốc Bắc mua bồ công anh và hạ khô thảo (Cải trời) nấu cho bà uống. Chỉ qua một đêm, sáng hôm sau, bác sĩ tới thăm, thấy bà khá tỉnh táo, không còn nhăn nhó kêu đau như trước, ông rất ngỡ ngàng và bảo bà ngồi dậy đi lại quanh giường.
Thấy bà đi lại bình thường, bác sĩ đã ký giấy cho xuất viện ngay hôm đó (29-1-2004). Về nhà bà uống tiếp một thời gian nữa, thế là sức khỏe được phục hồi, bà còn nói bây giờ thì "ăn khỏe như điên" và chẳng còn thấy bệnh tật gì nữa.
Ai nghe cũng nghĩ rằng: "Đức Mẹ đã cho gặp thuốc đúng lúc". Tạ ơn Chúa Mẹ muôn đời.

2.  Anh L. ở S. Corolina, bị chứng bệnh bao tử gia truyền. Anh cho biết rằng: cả gia tộc anh, hễ ai đã bị đau bao tử đều phải chịu tới chết, vì là chứng gia truyền. Anh S. nghe nói: chúng tôi có thuốc trị bao tử rất hay, nên đã xin chúng tôi giúp đỡ. Sau khi nhận điện thoại, chúng tôi đã gửi bồ công anh và hạ khô thảo cho anh uống.
Qua ít ngày, anh báo tin vui: anh là người đầu tiên trong gia tộc đã được khỏi bệnh đau bao tử. Ngày 10-3-2010, Cô Th. ở Fort Worth, Texas gọi cho biết: Cô có cuốn sách Gia truyền 2 (do Lm James Vũ, CMC sưu tầm).

  • Cô mới bị nhện cắn, sưng phù bàn tay (số 3 trên). Cô vội đóng cửa tiệm, đi bác sĩ. Bác sĩ cho uống trụ sinh, về uống, tay không dẹp. Nhiều người cho là phải mổ...nếu không sẽ hư cả bàn tay. Cô nhớ tới bài thuốc Bồ công anh, liền đi ra vườn quanh tiệm, nhổ cây bca về, vừa giã ra với chút muối, đắp vào tay, vừa nhai nuốt sống. Kết quả: sau một buổi chiều, bàn tay hơi xẹp xuống, cô đắp thêm 2 lần nữa, sau 3 ngày, tay đã khỏi hẳn.
  • Cô cho biết: cô cũng bị tắc đường kinh (số 10 trên) đã vài tháng rồi, nhưng sau khi nấu nước bca uống, mới một ngày, đường kinh đã thông, không còn những bế tắc khó chịu).
  • Cô cũng cho biết thêm: Khách hàng của cô có một thanh niên người Mỹ đen, mặt và cổ nhiều mụn (số 5 trên), coi rất sợ. Cô chỉ cho cách giã lá bca với chút muối, đắp vô. Lần đầu thấy mủ chảy ra, đắp thêm. Sau mấy ngày, mụn đã xẹp hết.
  • Cô cho biết thêm nữa: Một bà Mỹ trắng khoảng 50 tuổi bị rắn cắn. (số 3 trên). Sau khi ở nhà thương về, bà tới tiệm cô mua thuốc hút. Trong lúc trả tiền cô thấy ngón tay trỏ bà sưng vù, lớn gấp 3 so với các ngón khác, đen như dầu hắc từ móng tay vào tới 1/3 lòng bàn tay. Bà cho biết: bị con rắn CoperHead cắn. Sau 7 ngày ở trong bệnh viện, bác sĩ chỉ cứu được mạng bà và dặn tuần sau đi bác sĩ mổ để cắt ngón tay sưng đã hết cảm giác, kẻo sinh chuyện lớn cho toàn thân. Cô chủ tiệm Th. chỉ cho bà lấy Dandelion (bca) pha chút muối đắp lên ngón tay. Nhưng coi như bà không tin vào môn thuốc "lang băm" này. Cô xin bà chờ vài phút, cô liền đi ra vườn sau tiệm hái ít lá bca, đem vào rửa sạch, bắt bà Mỹ nhai. Cô bỏ bã bca và chút muối lên ngón tay "chết"của bà rồi bọc lại bằng cái túi nilong, vì không có bandage. Chỉ làm một lần như thế, cô còn khuyên bà đừng để bác sĩ cắt ngón tay. Lạ lùng, sau chừng 5 tuần bà trở lại tiệm, giơ tay lành lặn, móng tay đã trắng ra như cũ. Bà ôm cô chủ tiệm, vừa khóc vừa gọi cô là "bác sĩ"cứu mạng. Bà còn ra tiệm Walmart mua 1 bó bông hồng tặng cô nữa. Để chắc ăn, cô "lang băm" này đã nhổ thêm một mớ bca cho bà nấu nước uống. Khi bà trở lại nhà thương, bác sĩ và cả văn phòng đã biết bệnh bà trước kia đều ngạc nhiên nói xì xầm: "miracle" (phép lạ, phép lạ). Không ngờ nắm cỏ nhiều người "phát ghét" vì làm họ hắt hơi sổ mũi, lại có thể giúp những người khác như vậy.

 

 

Last updated 07/08/2013

 

 


side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1