banner Các Thế Hệ Thầy Cô
side2
Giảng Kinh
Lý Văn Hào CHS HD 64-71

Hôm nay, đọc một bài trên Facebook, xin ghi lại nguyên văn:

“Có một vị giáo sư về phật học nói như thế này về phật tử /người đi chùa thì nhiều /người ở lại nghe pháp thì ít / người nghe pháp chăm chú lại càng ít hơn nữa / người nghe pháp chăm chú mà hiểu được lại càng ít hơn nữa / người nghe pháp chăm chú và hiểu được và thực hành được lại càng ít ít hơn nữa /người nghe pháp chăm chú hiểu được và thực hành được và chứng quả được lại càng ít ít hơn nữa / lời của đức thích ca (tin ta mà không hiểu ta là hủy báng ta) / cười đọc mà buồn.”

Chợt nhớ về Sư Ông Trụ Trì Tịnh Xá Ngọc Hưng, khi còn ở chỗ cũ (cạnh Hồ Nước Ngọt trước năm 1975, nay là nhà Bảo Tàng).

Ngày Tịnh Xá khởi công, tôi còn rất nhỏ, nhưng cũng để ý vì lúc nào cũng có nam-nữ thanh niên mặc đồ Gia Đình Phật Tử đến khiêng vật liệu xây dựng để cất chùa. Đông nhất là ngày chủ nhật, thời gian xây dựng cũng rất nhanh, kiến trúc của ngôi chùa cũng đơn giản (không như ngày nay các chùa xây dựng rất lâu vì không tiền mà muốn cất cho lớn!).

Ngày đó, bên kia lộ trước cổng Tịnh Xá là một bãi đất trống, nằm trên ao rau ngỗ. đây là nơi đơn vị Quân Vận dùng làm nơi tập lái cho các tài xế.

Bọn tôi vẫn thường hay đến Tịnh Xá chơi mỗi khi “cúp cua” mà không có “chương trình” đi đâu chơi. Do vậy mới thấy được cảnh sống rất đơn giãn của các sư, nhất là sư ông Trụ Trì, từ đó đi đến chỗ “ái mộ”:

Về sinh hoạt, mỗi sư một cái “cốc” riêng, ngủ trên sàn cốc lót bằng các nhánh cây đước, mặc áo cũ, tự vá mỗi khi bị sờn rách (không như ngày nay áo may bằng các mãnh vải cắt ra từ miếng vải mới!). Khi đi “khất thực” nếu gặp ai đó “chơi đểu” bỏ thịt-cá vào bình bát thì về “cốc” vẫn phải ăn, không được bỏ!!!

Mỗi khi trong tịnh xá hết gạo, hết tiền thì có một “biểu tượng” rất là dân dã đặt trước cổng chùa: hêt gạo úp hủ, hết tiền úp nón lá. Lúc đó thiện nam tín nữ nhìn “ký hiệu” mà cúng chùa.

Một điều rất quý nữa là ai muốn ăn cơm (miễn phí) thì cứ vào chùa báo cơm muộn nhất là 9 giờ sáng (giờ Sài Gòn) thì đúng 12 giờ cứ việc vào chùa ăn. Chính vì thế mà các tài xế quân vận thường vào chùa ăn cơm, gần như mỗi ngày, cho đỡ tốn tiền. Bù lại, mỗi khi có ai “hiến” gạo thì họ sẽ ra công vận chuyển cho chùa.

Tôi nhớ vào một hôm, có một chị trông rất đẹp đến gặp Sư Ông, khóc và ngõ ý muốn đi tu, nhờ Sư Ông cho ý kiến. Nghe xong ý nguyện của chị đó, Sư Ông dẫn chị ấy vào “tư cốc” rồi bảo mọi người trong chùa đến nghe Sư Ông giảng đạo. Khi mọi người đến đầy đủ, Sư Ông mở máy hát đĩa cho mọi người nghe nghệ sĩ Minh Cảnh hát bài “tu là cội phúc”. Khi bài hát chấm dứt, Sư Ông chỉ nói “thí chủ thấy đó, đạo hiếu chưa tròn thì đừng nghĩ đến chuyện đi tu”. Vậy là chị ấy không còn ý định “cạo đầu vô chùa” nữa!

Bài giảng đơn giản, lại thêm học cụ sống động làm cho một người bình thường mau hiểu mà làm theo!

Còn ngày nay, trong các buổi thuyết giảng, đa số các “thuyết trình gia” dùng lời lẽ cao siêu “y như trong kinh” (có lẽ là để chứng tỏ “tài cao học rộng”) thì làm sao người nghe “bình dân” hiểu (chưa chắc gì người giảng hiểu hết) thì trách sao:
“ . . . . người nghe pháp chăm chú mà hiểu được lại càng ít hơn nữa / người nghe pháp chăm chú và hiểu được và thực hành được lại càng ít ít hơn nữa /người nghe pháp chăm chú hiểu được và thực hành được và chứng quả được lại càng ít ít hơn nữa”.

Đây là cảm nhận riêng, không bài bác ai, mong mọi người đừng suy diễn!

Lý Văn Hào chs HD 64-71

 

 

 
 
 
 
Last updated 08/16/2014

 

 

 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 

 
 
 
 
 
 


side1
side2
side1
side2
side1
side2
side1
side2
side1
side2
side1
side2
side2
side1
side2
side1
side2
side1
side2
side1
side2
side1
side2
side1
side2
side1
side2
side1
side2
side1
side2
side1
side2
side1
side2
side1
side2
side1
side2
side1
side2
side1
side2
side1
side2
side1
side2
side1
side2
side1
side2
side1
side2