banner Các Thế Hệ Thầy Cô
side2
Truyện Chưởng
Lý Văn Hào CHS HD 64-71

Khoảng năm 1960, tờ Dân Nguyện của ông chủ bút Hà Thành Thọ bỗng khởi đăng dần từng kỳ (feuilleton) cuốn tiểu thuyết võ hiệp Lam y nữ hiệp của Hồng Kông. Vậy là làng báo Sài Gòn rộ lên phong trào đăng truyện chưởng, có tờ báo sắp “tỏ tịa” nhưng nhờ đăng truyện Cô Gái Đồ Long mà hồi sinh. Người được “đồng đạo võ lâm” tôn là người đầu tiên đưa truyện chưởng vào Việt Nam là dịch giả Tiền Phong (Từ Khánh Phụng), tác giả được ưa thích là Kim Dung tiên sinh!

Truyện chưởng nhanh chóng ăn sâu vào đời sống mọi người. Các “văn sỡi” nổi tiếng trên “giang hồ” cũng rán tìm cho mình một bút hiệu mới “ăn theo” các nhân vật trong truyện chưởng như Lê Tất Điều (Kiều Phong), Nguyên Sa (Hư Trúc), Chu Tử (Kha Trấn Ác)... Khi trò chuyện với nhau chêm vào những từ trong truyện chưởng thì mới là “nhất dương chỉ”, mê chưởng đến đổi “tẩu hỏa nhập ma”, bỏ công sức, tiền của tổ chức các buổi “loạn đàm” về tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung, và sản phẩm của họ không chỉ là các bài báo lẻ tẻ mà có khi là sách, là công trình chuyên khảo về truyện chưởng Kim Dung hẳn hoi như “Vô Kỵ giữa chúng ta” của Đỗ Long Vân (NXB Trình Bày - 1968); “Nỗi băn khoăn của Kim Dung” (Nguyễn Mộng Giác, NXB Văn Mới - 1972).

Tại SócTrăng, hồi đó ngay góc đường Hai Bà Trưng – Phan Chu Trinh (bên hông tiệm Vĩnh Sanh), có chú Ba Gà, làm nghề cho thuê truyện, mỗi cuốn giá 5 cắc/ngày, cuộc sống cũng rất khó khăn. Nhưng từ khi “bái sư” với sư phụ Kim Dung thì đổi đời, từ mỗi buổi sáng một ly cà phê đen với một gói xôi, thì nay “hỏa hầu” tăng lên thành tô mì, ly cà phê sữa, lại dậm thêm điếu Salem cho thơm râu! nhờ chiêu “chẻ sách” (mỗi cuốn được “Gà lão gia” chẻ thành 3-4 cuốn mỏng tăng, giá được đẩy lên thanh 1 đồng/cuốn!!!!) mà người mướn truyện vẫn nườm nượp.

Sau năm 30/4/1975, tôi có dịp nói chuyện với chú 8X. khi còn trong Khu chú nằm trong tổ “Nghiên Cứu Văn Hóa Văn Học Sài Gòn”, thông thường thì sau 2-3 ngày chú có một bài phân tích về cuốn sách được giao, nhưng có một thời gian dài chú không nộp được bài nào, lý do là đang “nghiên cứu” bộ Anh Hùng Xạ Điêu của Kim Dung, do miệt mài “bôn tẩu giang hồ”!!! nên không làm báo cáo kịp!

Tôi có một người bà con, tôi gọi là “Bà Dì” (còn nhỏ tuổi, nhưng vì vai em của Bà Ngoại tôi, nên tôi phải gọi bằng Bà Dì) ngày 30/4 khi từ trong khu ra thì trình độ chỉ mới qua lớp “bình dân học vụ” thôi, Bà thường than với tôi là trình độ còn thấp nên đọc văn thư rất kém! biết tôi là thầy giáo nên bảo “mầy có cách gì giúp ‘tao’ ‘cải thiện’ không?”, tôi bảo thì rán đọc sách, “cầm cuốn sách lên chưa đọc hết một trang thì tao ngủ rồi, nên không tiến bộ”. Tôi vào phòng, lấy ra một bộ sách đưa cho bà và bảo “bà dì đọc cái nầy đi”, “trời ơi! tao đã nói là thấy sách thì buồn ngủ rồi mà”, “thì bà dì cứ đọc đi”.

Từ đó, tối nào đèn trong phòng của bà cũng sáng đèn cho tới khuya lơ khuya lắt ! Quả nhiên, độ nửa tháng sau thì bà đọc chử rất mau, luôn miệng khen “thằng Trương vô Kỵ nầy hay thiệt”, “cái con Chu Chỉ Nhược nầy bị tẩu hỏa nhập ma nên ác quá”, “bữa nay nó luyện được bộ Càn Khôn Đại Nã Di rồi!!!” . . . 

Tôi đã đưa cho bà luyện “bí kiếp” Cô Gái Đồ Long!!!!

Lý Văn Hào chs HD 64-71

 

 

Last updated 08/05/2014
 
 
 
 

 

 

 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 

 
 
 
 
 
 


side1
side2
side1
side2
side1
side2
side1
side2
side1
side2
side1
side2
side2
side1
side2
side1
side2
side1
side2
side1
side2
side1
side2
side1
side2
side1
side2
side1
side2
side1
side2
side1
side2
side1
side2
side1
side2
side1
side2
side1
side2
side1
side2
side1
side2
side1
side2
side1
side2
side1
side2
side1
side2