Dầu dừa có chữa được bệnh chăng…
Từ nhiều năm qua việc đo lượng cholesterol đã trở thành phương tiện giúp cho bác sĩ thẩm định mức độ nguy hiểm của bệnh tim. Trong qúa khứ chỉ có mức tổng số cholesterol là được đo. Dần dần các nhà nghiên cứu khám phá ra rằng HDL mới thực sự tốt cho chúng ta và giảm nguy hiểm cho bệnh tim...
Gần đây nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để đo tiêu chuẩn cholesterol sau khi người ta ăn các loại dầu khác nhau.
Các nhà nghiên cứu thấy rằng chất béo không bão hòa (unsaturated) trong dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu bắp giảm lượng tổng số cholesterol hơn dầu dừa. Điều này đã được cho là chất béo không bão hòa (polyunsaturated) của dầu thực vật ngừa bệnh tim trong khi dầu dừa thì không. Vấn đề với những nghiên cứu này là họ chỉ đo lượng tổng số cholesterol, mà bỏ qua lượng HDL (tốt) cholesterol .
Một nghiên cứu thú vị đã được thục hiện ở Sri Lanka, nơi mà dầu dừa thông thường được dùng. Mực cholesterol được đo trên những người hàng ngày vẫn thường dùng dầu dừa trong bữa ăn. Những người này được đổi sang ăn dầu thực vật chất béo không bão hòa (polyunsaturated vegetable oil). Sau vài tuần họ được đo cholesterol. Đây là điều được khám phá. Khi được chuyển từ dầu dừa sang dầu bắp (corn oil), tổng số cholesterol giảm từ 179.6 xuống 146m/dl, LDL (bad) cholesterol giảm từ 131.6 xuống 100.3mg/dl. Nếu chỉ xem xét riêng hai sự thay đổi này xem ra tốt và vì thế giới khoa học kết luận rằng dầu bắp vượt xa dầu dừa trong việc ngừa bệnh tim.
Gần đây những nghiên cứu mới thử đo phân số cholesterol và tính tỉ số này (tổng số cholesterol / HDL cholesterol). Một khám phá thú vị được tìm ra là dầu dừa làm tăng HDL (High Density Lipoprotein) cholesterol có liên quan đến LDL (xấu) và tổng số cholesterol. Mặc dù hầu hết dầu thực vật giảm lượng tổng số cholesterol hơn dầu dừa, nhưng dầu dừa cải thiện tỉ số cholesterol hơn những loại dầu khác! Vì thế, căn cứ trên tỉ số cholesterol, dầu dừa ngăn ngừa bệnh tim hiệu quả hơn bất cứ loại dầu nào khác…
Trái dừa cung cấp nguồn dinh dưỡng qua cơm dừa, nước dừa, nước cốt dừa, và dầu dừa và đã nuôi dưỡng con người trên thế giới qua nhiều thế hệ. Tại nhiều hòn đảo, dừa là thực phẩm chủ yếu của dân cư. Gần một phần ba dân số thế giới phụ thuộc vào dừa ở mức độ nào đó cho thực phẩm và kinh tế của họ. Trong những nền văn hóa này, dừa có một lịch sử dài và đáng trân trọng.
Dừa có chất dinh dưỡng cao và giàu chất xơ, vitamine và chất khoáng. Nó được xếp loại như “thực phẩm đầy chức năng” vì nó cho con người nhiều lợi ích về sức khỏe. Dầu dừa có nhiều lợi ích đặc biệt hơn vì nó có những đặc tính chữa bệnh vượt xa những loại dầu ăn khác và được dùng rộng rãi trong y khoa truyền thống của người Á Châu và vùng Thái Bình Dương… Cư dân những quần đảo Thái Bình Dương nhất là Philippine xem dầu dừa là phương thuốc chữa trị cho mọi thứ bệnh. Dừa đối với họ rất qúy gía. Cây dừa vừa là thức ăn vừa là vị thuốc chữa bệnh nên họ gọi nó là “Cây của Cuộc Sống”. Chỉ mới gần đây, các nhà khoa học y khoa hiện đại mới mở chìa khóa bí mật của năng lực chữa trị tuyệt vời của dừa.
Dầu dừa chứa gần như 90% chất béo bão hòa. Nhưng những gì làm cho các chất béo bão hòa trong dầu dừa khác hơn so với bơ hoặc mỡ động vật là kích cỡ. Dầu dừa chứa các Acide Béo chuỗi trung bình (ABctb) còn được gọi là chuỗi trung Triglycerides (MCTs-Medium Chain Triglycerides). Hầu như tất cả các acid béo khác trong chế độ ăn uống của chúng ta cho dù bão hòa hay không bão hòa đều phát ra acide béo chuỗi dài (LCFA – Long Chain Fatty Acids). Đây là vấn đề quan trọng cho sức khỏe khi bàn đến các acide béo. Hầu hết các chất béo bão hòa MCFA (Medium Chain Fatty Acids) chúng ta tiêu thụ rất khác so với LCFA về cách cơ thể chuyển thể khi chúng ta tiêu thụ chúng. MCFA không có một tác động tiêu cực trên cholesterol. Chúng giúp bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh tim mạch, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và bệnh tim. Trong những năm gần đây dầu dừa được thế giới quan tâm đến như một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Vấn đề nổi bật về dầu dừa được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo và bệnh nhân ca ngợi sự hữu ích của nó.
Tuy nhiên, bất chấp sự phổ biến ngày càng tăng chúng tôi nghĩ vẫn còn nhiều người tỏ ra hoài nghi. Làm thế nào một chất dinh dưỡng có thể có rất nhiều lợi ích sức khỏe như thế?. Nghe có vẻ quá đáng cũng là đúng đấy. Ngoài ra, nhiều bác sĩ, dieticians, và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác rất miễn cưỡng chấp nhận dầu dừa như một thực phẩm tốt cho sức khỏe. Dầu dừa chứa một tỷ lệ cao chất béo bão hòa. Chất béo bão hòa đã bị kết án trong nhiều năm vì nó gây nên bệnh béo phì, chúng ta thấy khó để thay đổi ý kiến của họ ngay cả khi phải đối diện với bằng chứng ngược lại. Phản đối đầu tiên của các cơ quan nhà nước là luôn luôn giống nhau: không có đủ bằng chứng để chứng minh rằng dầu dừa là vô hại hoặc là có bất kỳ lợi ích nào cho sức khỏe. Nhưng nếu có bất kỳ lợi ích gì cho sức khỏe thì họ sẽ làm ầm ỉ lên, "cho chúng tôi bằng chứng!". Trong những năm gần đây các bác sĩ và biên tập viên các tạp chí về sức khỏe thường xuyên được hỏi về dầu dừa. Hầu hết họ không biết nhiều về các khám phá mới này và họ xem như là một chất béo bão hòa "xấu". Câu trả lời của họ phản ánh quan điểm rất tiêu cực. Một lá thư gửi cho các biên tập viên của Tạp chí của Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ (ASN – American Society for Nutrition) đặt câu hỏi: "Liệu khoa học trong tương lai có tích cực hỗ trợ lợi ích của dầu dừa chăng?" Thông thường câu trả lời của biên tập viên bắt đầu bằng cách suy luận rằng tất cả các quảng cáo tuyên bố trong các website bán dầu dừa và hay của tiểu bang "Theo các nguồn tin, lợi ích sức khỏe của dầu dừa giúp ngăn ngừa hoặc giảm thiểu một loạt các điều kiện y tế. Tuy nhiên ... không có đủ bằng chứng để hỗ trợ cho những tuyên bố ấy." Nếu bạn click trên Internet để tìm từ "lợi ích dầu dừa/coconut oil health benefits" bạn sẽ có được một danh sách tất cả các nghiên cứu trong cơ sở dữ liệu có liên quan đến dầu dừa.
Hiện nay có 1 315 nghiên cứu được liệt kê. Hơn 1 300 nghiên cứu, con số đó cũng đáng kể đấy chứ. Hơn một ngàn nghiên cứu cũng khá đủ để thuyết phục bất kỳ hoài nghi, đặc biệt là khi bạn nhận thấy rằng hầu hết các thuốc được FDA chấp thuận với vài nghiên cứu được công bố….Thí dụ điển hình là thuốc trị Alzheimer hiệu Apricept được chấp nhận năm 1996 với hơn 10 nghiên cứu và kết quả cũng không mấy khả quan cho lắm…Trong khi đó dầu dừa không độc hại, được hơn cả ngàn nghiên cứu dược phẩm và có hơn vài chục ngàn bệnh nhân hài lòng với kết quả rất khả quan trọng việc trị bệnh Alzheimer, hơn cả Apricept. Phải công nhận cả ngàn nghiên cứu về dầu dừa không có cùng kết luận giống nhau và không được phổ biến rộng rãi trong quần chúng cho lắm vì thế nên ít người biết đến lợi ích của dầu dừa.
Tính chất dinh dưỡng trị bệnh của dầu dừa được phát hiện vào những năm 1920-1930 khi nhân loại biết được trong dầu dừa có chứa chất MCTs (Medium Chain Triglycerides). Chất MCTs giúp cơ thể tiêu hóa dễ dàng. Những năm sau đó nhiều nghiên cứu được tiến hành và chứng minh được rằng dầu dừa có khả năng hấp thu vitamine A, B, D, beta-carotene và ketones…Từ đó con người bắt đầu sử dụng dầu dừa cho trẻ em trong việc ăn uống khó tiêu. Khi MCTs được tiêu thụ, chúng được tiêu hóa rất nhanh chóng và bắt đầu phá vỡ ngay lập tức. Khi MCTs được chuyển từ dạ dày vào ruột non, nó hoàn toàn tách biệt thành các acide béo cá nhân (axit béo chuỗi trung bình) và do đó không cần các enzym tiêu hóa tuyến tụy hoặc mật cho tiêu hóa, do đó làm giảm áp lực lên hệ tiêu hóa. Vì chúng đã ở dạng acide béo khi vào ruột non chúng được hấp thu ngay lập tức vào tĩnh mạch cửa và được đưa trực tiếp đến gan. Trong gan chúng được chuyển hóa thành năng lượng.
Trong thập niên 1960 Jon J. Kabara, tiến sĩ giáo sư dược học tại Đại học Michigan, phát hiện ra rằng MCTs có đặc tính kháng vi khuẩn mạnh. Trong cuộc tìm kiếm một phương tiện an toàn để bảo vệ thực phẩm khỏi bị nhiễm độc nấm và vi khuẩn, ông phát hiện ra rằng MCTs phù hợp với phương thức trị liệu mới. Trong những năm qua, ông và các nhà nghiên cứu tìm thấy rằng MCTs có thể giết chết nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, nấm, virus và ký sinh trùng. Một số lợi ích dinh dưỡng và chữa bệnh của dầu dừa từ chất béo bão hòa trong dầu, chẳng hạn như khả năng chống oxy hóa, bảo quản lâu dài và là một gia vị ngon trong thức ăn nhừ chè đậu nước dừa, v.v…. Một số khác từ MCTs như tác động kháng khuẩn và chế độ độc đáo của nó tiêu hóa và cung cấp chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, hầu hết các lợi ích y học của nó chắc chắn đến từ các ketones được sản xuất từ các MCTs. Tác dụng bảo vệ trên tim, não, thận, đại tràng, tuyến tụy, và các cơ quan khác, trao đổi chất của nó thúc đẩy và năng lượng hiệu quả, và chống ung thư của nó, chống tiểu đường, chống bệnh Alzheimer và các hiệu ứng khác đến chủ yếu từ ketones.
Trong những năm 1970 giới nghiên cứu khoa học nhận thấy rằng trong khi gan đốt cháy một số MCTs ngay lập tức để sản xuất năng lượng, những tế bào khác được chuyển đổi thành Ketones. Ketones là một hình thức mạnh siêu năng lượng được sử dụng đặc biệt của não bộ, nhưng có thể được sử dụng bởi tất cả các mô trong cơ thể ngoại trừ gan. Ketones không chỉ cung cấp một nguồn chất lượng cao của năng lượng cho não bộ nhưng gây ra sự kích hoạt của các protein đặc biệt có chức năng duy trì tế bào não, chữa trị và tăng trưởng, do đó cung cấp một hiệu quả điều trị khả quan trên não.
Alzheimer và các bệnh khác về chứng mất trí nhớ hiện đang được điều trị bằng dầu dừa và đạt được kết quả tốt hơn so với các loại thuốc hiện đang được chấp thuận trên thị trường. Nghiên cứu cho thấy rằng MCTs hiệu quả có thể giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh Alzheimer và một chế độ bổ sung chế độ ăn uống được đã được chấp thuận bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA - Food and Drug Administration) vào năm 2009 để điều trị bệnh Alzheimer. Sau đây là những lời tự thú của các bệnh nhân dung dầu dừa để chữa bệnh nan y. Trong khi những nhân chứng chứng sống như thế này có thể không cung cấp đủ bằng chứng "khoa học" nhưng hàng chục ngàn người có thể chứng thực rằng dầu dừa đã thay đổi cuộc sống của họ tốt đẹp hơn. Thuốc có thể cho kết quả tốt trong các môi trường phòng thí nghiệm, nhưng trong cuộc sống thực tế chứng minh thảm hại (thí dụ như Vioxx). Dầu dừa đã chứng minh giá trị của nó trong cuộc sống thực.
Ung thư – Lời thú nhận của một bệnh nhân mắc bệnh ung thư vú: Năm 1998, tôi đang làm chủ một hãng computer ở New York. Tôi cũng có một hãng internet ở Phi Luật Tân, và cũng đang điều hành việc kinh doanh internet rất hứng thú ở Á Châu. Dù rất bận và hăng say với công việc, tôi vẫn không quên đi khám sức khỏe tổng quát hàng năm, kể cả chụp tia X ngực (mammogram). Kết quả tháng 2 năm 1998 cho thấy sức khỏe của tôi không có vấn đề gì cả. Nhưng vài tháng sau tôi bắt đầu thấy một cảm giác lạ ở ngực. Cuối tháng 10 thì thấy đau. Tôi đi bác sĩ thì lập tức được gởi tới bác sĩ về ung thư để xét nghiệm. Bác sĩ cho biết tôi bị ung thư ngực ác tính cần tiến hành giải phẫu gấp. Tôi sửng sốt, tái người! Tại sao? Gia đình tôi không có tiền sử bị ung thư. Có phải do chất thải ô nhiễm ở New Jersey mà tôi đã sống 10 năm qua? Có phải công việc làm tôi bị căng thẳng (stresss) mà tôi không biết? Tại sao người ta bị ung thư? Trước khi cắt bỏ tuyến vú, tôi cố gắng tìm xem có giải pháp nào khác không. Tôi đi một bác sĩ chuyên môn khác nhưng ông nói cùng một lời như bác sĩ trước. Tôi mong gặp một danh y với hy vọng ông nói tôi chỉ cần cắt bỏ một phần tuyến ngực hay chemotherapy. Sau cùng bác sĩ thứ năm nói thẳng với tôi: “Bà không còn chọn lựa nào khác. Ngay cả chúng tôi cũng không biết là có thể cứu được bà hay không nữa. Ung thư ở giai đọan 4, giai đoạn cuối cùng nguy hiểm nhất... Chúng tôi cần giải phẫu ngay lập tức.” Mới tháng 2 không hề có dấu ung thư, 8 tháng sau tôi đứng trước ngưỡng cửa sự chết. Tôi qua cuộc giải phẫu và vài tháng chemotherapy. Tôi phải uống thuốc liên tục sau đó vì gốc ung thư vẫn còn. Tôi quyết định trở về Phi Luật Tân một chuyến. Tôi sở hữu một trang trại dừa để lấy cùi dừa khô làm dầu dừa. Tôi dự định trồng cà phê dưới cây dừa và bắt đầu trồng vườn dược thảo.
Năm 2001 tôi bắt đầu bị nhức đầu. Những cơn nhức càng ngày càng nặng đến nỗi tôi có cảm tưởng xương sọ bị nứt. Tôi đến một bác sĩ và yêu cầu được chụp quang tuyến X sọ.
“Bà có bị tai nạn gì không?” Bác sĩ hỏi.
“Không, Tôi chỉ cảm thấy dường như xương sọ bị nứt.”
“Làm sao bà biết bị nứt sọ? Có thể thuốc giảm đau mạnh sẽ giúp bà.”
“ Tôi biết nứt xương đau như thế nào mà.. Tôi đã có vài xương gẫy và tôi biết nó đau làm sao rồi.”
Bác sĩ không tranh luận với tôi nữa và cho tôi chụp quang tuyến. Ngày hôm sau tôi trở lại để nghe kết qủa. Không phải tôi gặp một mà là tám bác sĩ. Họ chưa bao giờ thấy loại ung thư sọ não nào giống như của tôi. Phân nửa sọ của tôi giống như phó mát bị chuột gặm. Thật kinh hãi quá! Tôi hỏi họ tôi có hy vọng sống sót bao nhiêu phần trăm? Bác sĩ trả lời: “Ở Phi Luật Tân thì vô phương, may ra được 2 tháng”. Tôi lập tức bay về Mỹ và đi bác sĩ ngay. Bác sĩ ở Manila đã fax và nói về tình trạng của tôi rồi.. Ngày hôm sau tôi gặp bác sĩ giải phẫu thần kinh và được hẹn giờ cho mổ sọ. Bác sĩ làm nhiều xét nghiệm trước giải phẫu: MRI, chụp CT, chụp xương, thử máu, v.v. Họ làm các xét nghiệm y như lần trị ung thư vú ác tính trước. Từ ngực nay nó đã chạy lên sọ của tôi. Giải phẫu được hẹn vào sáng hôm sau. Vùng ung thư chỉ cách mạch máu não một sợi tóc, cho nên bác sĩ không thể lấy hết khối ung thư ra, mà còn chừa lại khoảng 20% ngay sau trung tâm sọ phía trên mạch máu chính. Vì chemotherapy đã không thành công sau giải phẫu ngực, nên càng ít hy vọng hơn cho lần này. Vài tháng sau giải phẫu, tôi trở về trang trại của tôi ở Phi luật Tân để thăm gia đình. Tôi rất yếu, chỉ có thể ngồi trên đồi nhìn các nông dân trồng cây cà phê giữa những hàng dừa. Tôi biết tôi cần phải làm gì đó để tăng cường hệ miễn dịch. Tôi muốn trồng một vườn dược thảo. Tôi bắt đầu tìm kiếm những cây thuốc nào có thể tăng sức đề kháng của tôi. Có thể là sâm hay khổ qua chăng? Tìm kiếm trên internet dẫn tôi đến trang dầu dừa (coconut oil). Tôi đọc về những thử nghiệm của bệnh viện cho bệnh AIDS ở Phi Luật Tân dùng dầu dừa. Tôi nghĩ nếu dầu dừa có thể tăng hệ miễn dịch và chữa bệnh AIDS, thì cũng có thể chữa ung thư. Thế là tôi bắt đầu ăn 3 đến 4 muỗng canh dầu dừa mỗi ngày. Tôi cho dầu dừa vào cháo, vào chocolate nóng, tôi nấu ăn với dầu dừa. Tôi cũng uống nước dừa và ăn cơm dừa nữa. Đến tháng bảy, 6 tháng sau khi rời bệnh viện, bác sĩ của tôi bắt đầu lo lắng. Họ cần quan sát phần ung thư vẫn còn ở trong sọ tôi. Vì vậy tôi bay trở lại Mỹ. Ung thư đã thuyên giảm rõ rệt gây ngạc nhiên sửng sốt cho các bác sĩ. Họ hỏi tôi đã làm gì. Tôi trả lời tôi đã tìm ra phương cách chữa bệnh: dầu dừa. Cho đến nay tôi vẫn dùng dầu dừa và không còn dấu vết của ung thư nữa. Tôi đã lớn lên giữa rừng dừa ở Phi Luật Tân. Bà tôi thường làm dầu dừa cũng như những nông dân khác. Nhưng không bao giờ tôi ăn dầu dừa vì nghe nói nó có chất béo bão hòa (saturate fat), thay vào đó tôi đã dùng dầu đậu nành hay dầu bắp được hydrô hóa. Sống giữa dầu dừa nhưng mãi đến khi bị ung thư 2 lần tiếp giáp cái chết, và đang khi tuyệt vọng tìm kiếm phương cách chữa trị tôi mới phát hiện được giá trị đích thực của dầu dừa kỳ diệu này. Theo lời kể của bà Julie Figueroa
Bệnh AIDS - Sau đây là một trong những câu chuyện thành công về anh Tony V.., 38 tuổi, nạn nhân của bệnh AIDS. Kinh nghiệm của anh đang đem lại hy vọng cho hàng triệu người bị bệnh AIDS khắp nơi trên thế giới.
Cuối thập niên 90 Tony đến Ả-rập. Sau-đi làm việc trong nhà hàng và tiệm bán hoa. Chính tại đây anh nhiễm căn bệnh mà anh phải sống với nó cả đời. Trở về nhà ở Phi luật Tân năm 2002, anh đau khổ vô cùng khi biết mình đã bị nhiễm HIV.
Theo thời gian, sức khỏe anh suy yếu dần dần. Các loại nhiễm trùng chuyển biến đã tàn phá cơ thể anh. Tháng 7 năm 2003, anh phải vào bệnh viện cấp cứu vì bệnh trở nên trầm trọng. Thuốc anh uống không thể ngăn được sự bành trướng của bệnh. Cơ thể anh đầy những nhiễm trùng nấm và những vùng da thương tổn. Anh bị sụt cân, hay ói mửa và tiêu chảy, kèm theo những cơn sốt, thường xuyên mệt mỏi, bị nấm ở miệng, và còn nhiều loại nhiễm trùng khác nữa kể cả viêm phổi mãn tính với những cơn ho không dứt. Viêm da phủ khắp đầu, mặt và người anh. Bác sĩ chẩn bệnh nói anh đã bị AIDS hoành hành ở giai đoạn cuối, không còn chữa được nữa, và cho anh về sống những ngày cuối cùng với gia đình.
Anh rời bệnh viện mang theo toa thuốc để ngăn giữ nhiễm trùng đang tàn phá cơ thể anh. Nhưng vì anh quá đau yếu không thể đi làm, anh không có tiền để mua thuốc. Anh không còn chút hy vọng. “Tôi thấy mình như ngọn nến chập chờn sắp tắt,” anh nói. Không có tiền mua thuốc, anh xin Sở Y Tế giúp đỡ. Anh được giới thiệu tới bác sĩ Conrado Dayrit ở bệnh viện San Lazaro, Phi Luật Tân. Bác sĩ Dayrit là người đầu tiên thực hiện nghiên cứu lâm sàng về hiệu quả chữa bệnh của dầu dừa trên những bệnh nhân nhiễm HIV, tại bệnh viện San Lazaro Phi-luật-tân.
Bác sĩ nói với Tony về dược tính của dầu dừa và bảo anh bôi dầu vào những chỗ đau, chỗ da bị viêm 3 lần một ngày cũng như ngày ăn 6 muỗng canh dầu dừa. Thoạt đầu, anh không tin là dầu dừa có thể chữa lành bệnh anh được. Anh có một vết thương nhỏ ở chân đã lâu ngày chữa hoài không khỏi, để thử nghiệm, anh bôi dầu lên đó mỗi ngày. Sau 3 ngày vết thương lành hoàn toàn. Phấn khởi, anh bắt đầu nghiêm túc làm theo lời bác sĩ. Trong thời gian ngắn, thấy có biến chuyển tốt, anh bắt đầu “tắm” bằng dầu. Anh xoa dầu dừa từ đầu đến chân ngày 3 lần. Nhiễm trùng da dần dần biến mất. Khi anh đến bệnh viện để thử máu theo định kỳ, các bác sĩ rất đỗi kinh ngạc. Anh nói: “Tất cả các bác sĩ đều bị kích động và không hiểu sự gì đang xảy ra. Họ hỏi tôi đã uống thuốc gì. Tôi nói với họ là tôi dùng dầu dừa.” Họ không thể tin rằng loại dầu dừa đơn giản như vậy lại có thể diệt virus và nhiễm trùng tốt hơn cả thuốc của họ. HIV tấn công tế bào bạch huyết cầu (tế bào T4). Tính ác liệt của virus có thể được căn cứ trên số tế bào T4 trong cơ thể, ta gọi là số CD4. Trung bình, một người khỏe mạnh có số CD4 từ 535 đến 1145. Người bị nhiễm HIV thường có số CD4 dưới 535. Khi bệnh tăng, con số này tiếp tục giảm xuống. Số CD4 của Tony khi chẩn bệnh là 270. Một năm sau khi anh vào nhà thương cấp cứu thì số này giảm còn 226. Sau khi dùng dầu dừa trong vài tháng, số này tăng lên 274, tuy vẫn còn thấp nhưng cứ đều đặn tăng dần - một dấu hiệu rõ ràng bệnh đã tiến triển tốt. Sức khỏe Tony được hồi phục một cách không ngờ. Da của anh lành hẳn. Những cơn sốt nhẹ và triệu chứng của viêm phổi đã hết. Nấm biến mất. Mệt mỏi rút lui. Tiêu chảy và ói mửa không còn. Nhìn Tony, bạn không thể nghĩ là cách đó vài tháng anh bị bệnh AIDS. Mặc dù anh có thể không bao giờ tẩy trừ hẳn vi rút gây bệnh, nhưng anh vẫn có thể ít nhất sống một đời sống hơn bình thường và tận hưởng niềm vui trong những sinh hoạt hàng ngày.
Những nhân viên công tác xã hội và tập thể bệnh viện được tác động bởi tiến triển nhanh chóng của Tony, hiện đang dùng dầu dừa cho chính họ để duy trì và gia tăng sức khỏe. Chưa đầy 9 tháng sau khi tiến hành việc chữa bệnh bằng dầu dừa, Tony đứng trước khán giả, và lần đầu tiên kể về câu chuyện của mình. Anh nói: “Virus HIV cho đến nay vẫn chưa có thuốc nào chữa trị được. Thuốc trụ sinh không chế ngự được chúng, vì vậy bạn tôi nhiều người đã chết. Các bác sĩ hiện giờ không thể dự đoán tôi sẽ sống thêm được bao lâu nữa. Chín tháng trước khi chẩn bệnh cho tôi, bác sĩ đã nói tôi chỉ sống thêm được 3 tháng nữa. Nhưng hôm nay, ở đây, tôi đang đứng trước mặt quý vị, khỏe mạnh. Có thể tôi có một sứ mạng là chia sẻ kinh nghiệm này của tôi với tất cả mọi người mà tôi gặp gỡ. Những người bị HIV/AIDS đang sợ hãi. Các bạn không còn phải sợ nữa. Nhiều năm về trước, bệnh lao là loại bệnh dịch trên thế giới, nhưng dần dần đã tìm được thuốc chữa trị. Đối với HIV, biết đâu chừng dầu dừa lại là giải pháp mà thế giới đang trông đợi.”
Dầu dừa – Một vũ khí mới chống lại AIDS
Theo Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), trong năm 2004 có khoảng 4.9 triệu người trên thế giới bị nhiễm siêu vi khuẩn làm suy giảm hệ miễn dịch của con người (HIV), là nguyên nhân gây bệnh AIDS. Năm ngoái, con số mắc bệnh AIDS đã lên tới mức kỷ lục. Ước lượng có tới 39.4 triệu người hiện đang sống chung với người mắc bệnh HIV. Ở Mỹ mỗi năm lại có thêm 40 000 trường hợp được báo cáo.
Vấn đề đối với HIV là, không giống như thuốc kháng sinh có thể diệt trừ vi khuẩn, những thuốc chống siêu vi chỉ có thể làm giảm mức độ trầm trọng của nhiễm trùng, chứ không có thể loại trừ chúng hoàn toàn. HIV tấn công và làm suy yếu hệ miễn nhiễm. Khi khả năng phòng thủ của hệ miễn nhiễm bị suy yếu, các loại virus khác cũng như vi-khuẩn và nấm độc sẽ tận dụng cơ hội này và gây nhiễm trùng cho cơ thể. Loại nhiễm trùng chuyển biến này là nguyên nhân gây nên những nhức nhối, khó chịu, và cuối cùng dẫn đến cái chết của các nạn nhân AIDS. Vì lý do này, bệnh nhân nhiễm HIV cần phải uống một loại thuốc pha trộn gồm nhiều thứ như kháng sinh, kháng virus, chống nấm. Cũng có cả các loại thuốc chống ung thư trong hỗn hợp này, vì hệ thống miễn nhiễm khi bị suy yếu dễ làm phát triển bệnh ung thư. Người ta cũng nhận thấy có cả những phản ứng phụ không tốt.
Theo dòng thời gian, y khoa đã tiến những bước dài trong việc điều trị AIDS. Với những phác đồ điều trị và lối sống phù hợp, tuổi thọ của các bệnh nhân nhiễm HIV đã được tăng dần. Các loại thuốc chống virus HIV đã có tác dụng làm chậm quá trình phát triển của bệnh. Nhưng đối với tuyệt đại đa số bệnh nhân nhiễm HIV, giải pháp dùng thuốc này cũng không phải là một lựa chọn hữu hiệu. Chi phí cho việc sử dụng thuốc kiểm soát virus theo kiểu này có thể lên tới 15 000 đôla Mỹ cho mỗi người trong một năm. Con số này vượt quá khả năng tài chánh của nhiều nạn nhân.
Làm sao tìm được một phương pháp điều trị an toàn, hữu hiệu, rẻ tiền, đó mới là cách duy nhất để làm giảm nỗi đau của hàng triệu nạn nhân đang chịu căn bệnh HIV/AIDS dày vò. Cũng may là các nhà nghiên cứu đã tìm ra một giải pháp đầy triển vọng - dùng dầu dừa. Mặc dù dầu dừa chưa có vẻ như là một vị anh hùng cứu tinh, nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy nó mang lại nhiều hứa hẹn cho việc điều trị HIV/AIDS.
Dầu dừa được cấu tạo bởi một nhóm chất béo đặc biệt mang tên triglycerides chuỗi trung bình: MCTs/Tctb. Khi ăn vào, cơ thể chúng ta biến MCTs/Tctb thành chất acide béo chuỗi trung bình MCTs/ABctb và monoglycerides, cả hai chất này có đặc điểm có khả năng chống virus. Những kiến thức về tác dụng của dầu dừa đối với bệnh nhân nhiễm HIV đã từng phổ biến trong cộng đồng bệnh nhân từ khi nhà nghiên cứu xứ Iceland tên Halldor Thormar công bố những nghiên cứu của ông về đề tài này từ đầu thập niên 1990. Kể từ đó, nhiều bệnh nhân nhiễm HIV đã thành công trong việc làm giảm khối lượng virus, và có nhiều cải thiện về sức về sức khỏe tổng quát, nhờ vào việc thêm dầu dừa hoặc các sản phẩm của dầu dừa vào trong bữa ăn của họ.
Những virus nào được bao bọc bởi một màng mỡ, sẽ là những virus rất kỵ tác động diệt trừ của MCTs/ABctb trong dầu dừa. Khi ABctb tiếp xúc với những virus này, nó sẽ thấm vào màng bên ngoài của virus, làm chúng bị mất ổn định tới mức màng bao bị tan rã, và giết chết virus. Virus HIV có một màng mỏng chất béo bao bọc, do đó sẽ dễ bị tác động hủy hoại của MCTs/ABctb. Các nghiên cứu đã cho thấy khi ABctb được đưa vào máu và tinh dịch của nạn nhân HIV, virus sẽ bị tiêu diệt ngay. Bác sĩ Thormar và các đồng nghiệp báo cáo rằng ABctb tạo ra chất hydrogel “và trong ống nghiệm nó có khả năng vô hiệu hóa virus cao tới hơn 100 000 lần, trong một phút.” Các nhà nghiên cứu còn nói thêm rằng, chúng là “những kẻ tiêu diệt các virus truyền qua đường tình dục.”
Các nghiên cứu cho thấy MCTs/ABctb không chỉ hiệu quả trong việc tiêu trừ vi-rút HIV, mà còn cả rất nhiều virus khác có màng bọc chất béo, chẳng hạn các virus gây bệnh sởi, chứng mụn giộp (herpes), viên gan C, chứng viêm miệng, CMV (cytomegalovirus) . MCTs/ABctb cũng có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn có màng bao bằng mỡ, cũng như nấm và cả kí sinh trùng. Dầu dừa có công thức cấu tạo căn bản gồm ABctb, và có khả năng làm giảm những nhiễm trùng cơ hội mà các nạn nhân AIDS đều phải gánh chịu. Không như những thuốc hỗn hợp khác dùng trong việc điều trị HIV/AID, dầu dừa thì hoàn toàn vô hại, làm một sản phẩm của tự nhiên đã được sử dụng như một loại thức ăn an toàn hàng ngàn năm nay. Nó cũng không hề có những phản ứng phụ nguy hại.
Một số những triệu chứng thường gặp gắn liền với bệnh AIDS, là chứng tiêu chảy kinh niên, kém hấp thụ chất béo, suy dinh dưỡng, sụt cân, suy kiệt, và rất nhiều biến chứng khác do nhiễm trùng chuyển biến. Các cuộc nghiên cứu đã cho thấy có những cải thiện vượt bực về những tình trạng này khi các bệnh nhân được cho ăn dầu dừa hoặc MCTs/TCTb (triglycerides chuỗi trung bình). Chẳng hạn trường hợp C.A.Wanke và các đồng nghiệp thử nghiệm trên 24 bệnh nhân nhiễm virus HIV đang bị tiêu chảy kinh niên, kém hấp thu chất béo, hoặc suy dinh dưỡng. Các bệnh nhân được chia ngẫu nhiên vào một trong hai nhóm. Tctb được đưa vào khẩu phần của một nhóm. Nhóm kia thì không. Các nhà nghiên cứu báo cáo rằng, những bệnh nhân có ăn chất MCTs/TCTb giảm đáng kể số lần đi cầu, lượng phân, lượng chất béo trong phân. Điều này cho thấy sự cải thiện rõ rệt trong tình trạng dinh dưỡng. Sự hấp thụ tốt chất dinh dưỡng sẽ dẫn tới sức khỏe và chức năng miễn nhiễm được cải thiện. Tổ chức Keep Hope Alive (Hãy luôn Hy vọng) đã thu thập tài liệu về nhiều trường hợp được báo cáo, có nhiều cải thiện rõ nét sau khi dùng sản phẩm dừa. Trong một số trường hợp, hoàn toàn không còn dấu hiệu nhiễm trùng. Thí dụ, một người có khối lượng virus từ 600 000 con, giảm xuống tới mức không tìm ra được nữa, trong vòng hai tháng, nhờ mỗi ngày dùng thêm một chén nước cốt dừa, cùng với ngũ cốc nấu chín, theo một chế độ ăn uống nhiều hoa quả và rau cải tươi . Anh ta không hề đụng tới các loại thuốc chống virus...
Trường hợp thứ hai, một bệnh nhân mang lượng virus là 900 000, ăn một nửa trái dừa mỗi ngày. Sau bốn tuần lễ, lượng virus giảm xuống còn 350 000. Sau hai tháng, lượng virus này giữ nguyên như cũ, và bác sĩ đã thêm thuốc Crixivan vào phác đồ điều trị. Sau bốn tuần lễ, lượng virus xuống tới mức không thể tìm được. Không giống như trường hợp thứ nhất, bệnh nhân thứ hai này là một người Mỹ với chế độ ăn uống tiêu biểu của Mỹ, bao gồm một lượng lớn thức ăn vặt vãnh. Tình trạng của anh còn có thể tiến triển tốt nếu có một chế độ ăn uống tốt hơn.
Một trường hợp khác nữa: Một người mỗi ngày dùng một ly cốt dừa, trong vòng bốn tuần lễ. Sau đó số lượng virus HIV trong người anh giảm tư 30 000 còn 7 000. Cả số CD4 và CD8 đều tăng gấp đôi. Anh không hề dùng thuốc kháng virus.
Cuộc thí nghiệm lâm sàng đầu tiên sử dụng dừa trong việc điều trị bệnh nhân HIV do bác sĩ y khoa Conrado Dayrit báo cáo vào năm 1999. Trong cuộc nghiên cứu này, 14 bệnh nhân nhiễm HIV được cho dùng mỗi ngày ba muỗng canh dầu dừa hoặc monolaurin (một loại thực phẩm bổ sung chế biến từ dừa). Sáu tháng sau, có 60% số người tham gia chương trình có những dấu hiệu cải thiện. Những dấu hiệu này được đo lường qua số lượng CD4, lượng virus giảm, và sức khỏe tổng quát tốt hơn... Đây là cuộc nghiên cứu đầu tiên cho thấy dầu dừa thực sự có tác dụng chống virus và có thể sử dụng thành công trong việc điều trị cho các bệnh nhân bị nhiễm HIV.
Lượng dầu dừa sử dụng cũng quan trọng. Lượng dầu càng cao thì càng hiệu quả trong việc vô hiệu hóa virus và những vật vi sinh gây bệnh. Những đối tượng tham gia cuộc nghiên cứu của Bác sĩ Dayrit chỉ dùng 3 muỗng canh rưỡi mỗi ngày; Tony dùng 6 muỗng. Các tài liệu nghiên cứu các trường hợp dùng dầu dừa kết hợp với những liệu pháp khác cho thấy chế độ ăn uống và lối sống cũng rất quan trọng. Ăn những thức ăn lành mạnh, có lợi cho sức khỏe, và tránh những thức ăn vặt vãnh, giúp tăng cường hệ miễn nhiễm và nâng cao tỉ lệ thành công.
Mặc dù hiện nay chưa có thí nghiệm lâm sàng chính thức xác nhận khả năng chữa bệnh của dầu dừa, chỉ thực hiện giới hạn trong phạm vi nghiên cứu và thí nghiệm. Những nhân chứng mắc bệnh nan y khó chữa nguy hiểm đã được chữa hết nhờ dầu dừa chỉ loan truyền qua dân gian bằng Internet. Tuy nhiên dừa có thể trồng ở bất cứ nơi nào trên thế giới và có thể dùng rộng rãi trong việc nấu ăn Á đông như chè đậu đỏ nước cốt dừa (nhớ để ít đường lại), thẻ bánh ngọt dừa (coconut bar), nhiều món bánh đủ loại, dầu để nấu ăn, v.v... Hơn nữa hiện nay những căn bệnh khó chữa như HIV, bệnh về tim, Alzheimer và ung thư đang là một vấn đề y tế nghiêm trọng trên thế giới thì tại sao chúng ta không dùng dầu dừa một cách rộng rãi hơn trong thức ăn hàng ngày. Sử dụng nhiều dầu dừa, kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, có thể là một giải pháp điều trị các căn bệnh nan y đầy hứa hẹn, an toàn và rẻ tiền. Xem ra dầu dừa là một giải pháp khả thi, vô hại, thú vị vừa ngon vừa rẻ và có thể chống lại các bệnh dịch toàn cầu này…
Nguyễn Hồng Phúc – sưu tầm & nghiên cứu
Tài liệu tham khảo:
- http://www.coconutresearchcenter.org/
- http://www.dailymail.co.uk/health/article-2258665/Alzeimers-Can-coconut-oil-ease-Families-whove-given-loved-ones-swear-it.html
- http://www.sciencebasedmedicine.org/coconut-oil/
- http://www.greenmedinfo.com/article/medium-chain-triglycerides-coconut-fat-increase-cognitive-performance-alzheimers-disease
- http://www.greenmedinfo.com/article/coconut-oil-exhibits-beneficial-properties-cardiovascular-health
- http://www.nutrition.org/asn-blog/2009/07/coconut-oil/
- http://www.naturepacific.com/contents/en-us/d252_Scientific_Evidence_regarding_Coconut_Oil_.html
|