banner Các Thế Hệ Thầy Cô
side2

Trong lúc nghỉ ngơi ở Bỉ sau buổi HMHD Âu Châu cuối tháng 5 thì đứa em gái thứ năm tôi từ Việt Nam điện thọai sang:

  • Báo anh ba biết là tuần tới các em đưa má sang Santa Ana thăm em Mén. Anh cố thu xếp vài ngày sang hợp mặt cùng gia đình nhe..
  • Anh đang lấy ba tuần lễ nghỉ hè để đi du thuyền trên Địa Trung Hải và đến Bỉ để dự HMHD Âu châu và thăm Đức quốc. Và khi anh về đến sở thì còn bao nhiêu công việc đang chờ anh, ít nhất một tháng nữa mới sang thăm các em được.
  • Không sao các em và má ở đây hơn 1 tháng kia, anh còn đủ thì giờ sang thăm các em tuần cuối trước khi má trở về Việt Nam nhé.

Khi về đến Montreal thế là tôi vội book ngay cái vé đi Santa Ana trong 4 tuần tới.
Vài bạn hữu trong nhóm ĐBSCL nghe tin tôi sẽ sang Orange County cuối tháng sáu thì anh Quan chị Tuyết thu xếp lấy ít thời gian để xuống Santa Ana vài hôm và Ngọc Thủy cũng cùng chồng về Santa Ana thăm gia đình tiện thể muốn gặp lại bạn bè HD khóa 11. Từ  Denver Thủy điện thoại cho Bé Hai đề nghị sẽ làm tiểu hợp mặt nhà cô ấy ở Riverside. Thế là bà con đồn ầm ỉ lên là nhóm khóa 67-74 sẽ làm hợp mặt ở Santa Ana đầu tháng bảy. Trước ngày lên đường Bé Hai để voicemail cho tôi rằng cho biết ngày giờ để cô ấy đến phi trường rước. Cái tệ của tôi là ít để ý đến voicemail nên không rõ có người nhắn tin. Cho nên tôi nhờ các em tôi đến JohnWayne Airport để đón tôi tối chúa nhật. Xin cám ơn thâm tình Bé Hai.
Ngày hôm sau Anh Hùng cùng Thủy lái xe từ Irvine về nơi tôi cư ngụ để đưa chúng tôi đi ăn trưa ở một nhà hàng ở Santa Ana rồi sau đó điện thoại hẹn P.T Ân đi uống café ở Starbuck rồi cùng chúng tôi lên đường dự tiệc nhà Bé Hai ở Riverside. Anh Quan lái xe từ Victorville đến thẳng chỗ hẹn Riverside.

1Trong nhà hàng tôi còn nhớ anh Hùng nói nhỏ với tôi là anh có những kỷ niệm không vui khi còn ở Việt Nam ngày xưa như “Hằng đêm tôi đều nằm mơ thấy mình đang ở VN. Vì nghĩ là mình không thể nào trở về VN nữa cho trong tiềm thức lúc nào cũng mơ như thế”. Anh nói với một giọng nói hơi ngậm ngùi, tôi rất thông cảm với anh.

2

Chúng tôi lái xe đến Starbuck để đợi và đón anh Ân trong lúc ấy Thủy về nhà thăm má một lúc rồi trở lại. Anh Ân kể lại chuyến du lịch Âu châu của anh gần đây. Anh rất ngưỡng mộ cách sống nhàn hạ và biết tận hưởng cuộc sống Âu châu của dân Pháp. Anh đề nghị nếu có vốn chúng ta nên mở một tiệm làm bánh mì baguette và patisserie chính cống Pháp bên California nhắm vào dân Mỹ là dễ kiếm ăn lắm. Giấc mơ này xem ra hay đó. Bên Mỹ mà thưởng thức món ăn đặc sản ngon của Pháp là nhất rồi. Trong lúc trò chuyện ở Starbuck thì anh Hùng, người hiểu biết nhiều, lịch lãm và quen biết nhiều giới nghệ sỹ nên anh bẻ lái qua bàn khác để trò chuyện với bạn nghệ sỹ của anh. Mãi đến gần 16:00 chúng tôi mới có thể rời Starbuck để trực chỉ hướng Riverside. Xem GPS cho biết là phải mất 45 phút sẽ đến nơi. Nhưng hỡi ơi vừa xuống xa lộ 91 thì xe cộ kẹt cứng. Sau gần 1 tiếng rưỡi chúng tôi vào đến thành phố Riverside, hai bên đường là núi thấp trọc đầu, cây xanh rất ít vì miền này một phần trong sa mạc. Đến nơi mọi người tay bắt mặt mừng trò chuyện rất huyên náo. Anh chị Chương và anh em của anh cũng có mặt sẵn với chai Heineken trên tay cùng với thầy Sâm Ánh và Kim Phúc. Bé Hai chạy lăng xăng từ bếp vào bàn ăn để tiếp khách. Tôi hỏi bà chủ sao không ra ngồi bàn mà chạy lăng xăng vậy. Cô cho biết rất vui khi tiếp đãi bạn bè nhất là bạn bè đồng hương sau mấy mươi năm mới gặp lại nên cô không màng đến ăn uống cho lắm. Để cho bầu không khí vui nhộn hơn, mấy anh bạn yêu cầu Bé Hai ca cho chúng tôi nghe mặc dù không có nhạc cụ sẵn. Cùng lứa tuổi với tôi mà giọng cô còn trong và hay lắm. Đúng là một ca sỹ chính gốc. Sau bữa ăn lẫu ba miền chúng tôi được phục vụ món tráng miệng. Mấy cô đề nghị ra ngoài vườn và hồ bơi để chụp vài tấm hình kỷ niệm. Chúng tôi cáo từ ra về sớm vì sợ kẹt xe. Hơn nữa chúng tôi có hẹn ăn tối với một người cậu tôi ở Santa Ana cùng ngày hôm đó.
310 giờ sáng hôm sau chị Tuyết anh Quan điện thoại chó biết là sẽ đến đón tôi và đứa em gái đi uống càfé tại Linda sandwich với cặp vợ chồng Bé Hai và anh em anh Chương rồi sau đó chúng tôi đến dự tiệc ở nhà anh V. Anh Chương rất thích thú trò chuyện với đàn em từ Canada về nhiều vấn đề như Obama Care chẳng hạn. Anh cho biết tin mới nhất về dự án này bị dời đến năm 2015. Tôi trao đổi và chia sẻ với các anh chị rằng Hoa Kỳ đã muốn áp dụng Bảo Hiểm Sức Khỏe Phổ Thông từ những năm đầu thập niên 80 nhưng bị chống đối mãnh liệt từ mọi phía nên họ hủy bỏ. Ngày nay ông TT Obama muốn cải tổ và áp dụng lại dự án này một cách thận trọng hơn và muốn có sự biểu quyết ủng hộ của Quốc Hội. Tôi cho các anh chị biết thêm là mấy loại bảo hiểm đều có mặt trái của nó. Trên nguyên tắc là Free nhưng tất cả công dân đi làm đều bị trích một phần lương của mình đóng cho kinh phí chung Bảo hiểm Phổ Thông. Bề trái là vì việc khó khăn kiểm soát về vấn đề lợi dụng nó. Thí dụ ở Canada có rất nhiều người ăn xã hội hoặc thất nghiệp lâu ở nhà nên trở nên nhàn hạ. Họ hay vào thăm BS để trò chuyện xả stress mặc dù họ không có bệnh gì cả. Có chăng là bệnh tâm lý không quan trọng mà thôi. Hơn nữa chế độ lương bổng của nhà thương hay BS đều do Chính phủ Canada trả nên có giới hạn về mức lương cho nên các BS không cảm thấy thích thú khi làm hơn số lương cố định (sau khi vượt số lương cố định thì chính phủ sẽ chỉ trả 75% tương đương số tiền khám bệnh thông thường). Nhiều BS chuyên gia move qua US sinh sống vì nơi đây làm ít ăn ít, làm nhiều ăn nhiều không có limit. Vì sự cạnh tranh trong ngành sức khỏe hầu như không hiện hữu cho nên khi xui bị mắc bệnh phải đi vào nhà thương hay viện medical clinic, bệnh nhân chịu khó ca câu “chờ đợi” dài hạn trước khi được khám xét. Thí dụ cách đây vài năm tôi bị kẹt gân ở cột xương sống vì hốt tuyết quá tải. Ngày hôm sau cơn đau lưng hành tôi dữ dội. Không chịu nỗi tôi gọi điện thoại xin cái hẹn với BS chuyên môn về xương và họ bắt phải đợi 1 tháng vì đó là khẩn cấp, nếu không thì vài tháng. ER chỉ dành cho những tai nạn liên hệ đến sự sống còn. Một tháng trôi qua tôi gặp BS xương khám xong thì rồi họ cho cái giấy đơn giới thiệu đến BS chuyên môn về thần kinh gân (neuro-surgeon) và phải đợi thêm 6 tháng nữa… Cơn đau thì từng giây mà hẹn gặp BS chuyên môn cần vài tháng… Có một vài trường hợp hiếm bệnh nhân chết trước khi gặp BS chuyên môn. Trong khi đó Bé Hai kể lại chuyến đi về thăm quê hương với ông xã gần đây. Cô này rất tài tình, dấu vết và hành động của ông xã đi đâu cô đều biết hết. Thế là ông xã không chối cãi được bất cứ chuyện gì xảy ra trong lúc ở Việt Nam. Đáng phục thiệt…
Tôi còn biết thêm Bé Hai có bà con ở Nhu Gia mà quê ngoại tôi còn nhiều gia đình ở đấy. Cái thú vị của những cuộc trò chuyện giữa những đồng môn và đồng hương với nhau là ta nói cùng ngôn ngữ và hiểu nhau hơn.

Sau khi dùng điểm tâm nhẹ với baguette và café chúng tôi chia tay anh em anh Chương và vợ chồng Bé Hai để về nhà anh V. đang đợi chúng tôi dùng cơm trưa. Nói là cơm trưa nhưng bàn được bầy biện rất nhiều thức ăn như ăn tối. Có gần 15 người đến dự mà anh em tôi là ba người và anh chị Tuyết. Sau khi ăn uống no nê anh V. bắt đầu mở Karaoke và tự ca trước. Anh mời mọi người tham dự. Tôi bị dị ứng Karaoke vì đã từ lâu, hơn 20 năm tôi không cầm micro cho nên khi nghe ca thì tôi bị dị ứng ngay. Nhưng sau khi nghe M. Tâm ca và các em tôi ca, tôi bèn tháp tùng vào nhóm sau khi uống vài ly cognac pha soda, đầu óc hơi say xẩm. Sau một vài bản nhạc Karaoke chúng tôi bỏ ra ngoài vườn nhâm nhi tiếp rượu cognac. Ba anh V, H và Q. rất thành công trong kinh doanh. Anh H. ngày xưa mở vài nhà hàng Tàu ở Kansas City và bây giờ để lại cho các con điều hành và anh về bờ biển Cali tậu một căn nhà nghỉ hưu. Anh vui vẻ thuật lại truyện làm ăn khó khăn lúc ban đầu cho đến khi thành công. Ngày nay ba anh bạn già chí thân HD rất khá giả và hưởng thụ cuộc đời còn lại bằng những buổi hội họp bè bạn và rượu chè, v.v…Chúng tôi rất thích thú nghe anh H. mánh khóe để nấu ăn ngon Tàu cũng như những độc chiêu để thành công trên thương trường… Anh Q và anh V. cũng thành công không kém anh H. Tôi vẫn hi vọng nếu được các anh làm ăn thành công chia sẻ kinh nghiệm (success story) trên mạng cho các bạn đồng hương khác thì sẽ thú vị và đáng phục lắm.
4Ngày hôm sau chúng tôi được M. Tâm mời cả gia đình đến ăn trưa, cùng với má và các em tôi tất cả là 6 người. Trên xa lộ chúng có dịp chia sẻ những kinh nghiệm về xây cất với Bửu L.. Vừa đến nhà Tâm thì Anh Long và vợ chồng M.Tâm B.Lan đã đợi sẵn và niềm nở đón tiếp. Má tôi không khỏi bùi ngùi khi gặp lại bác Tư gái. Ngày xưa cha tôi và cha anh Long & chị Lan là bạn chí thân từ thưở học mẫu giáo. Vì thế hai gia đình rất thân. Khi còn ở Việt Nam mỗi tuần bác Tư T. đều đến nhà tôi để chè chén với cha tôi. Hai ông xưng mầy tao rất thân mật như “thằng Năm hồi nhỏ hay trốn học…” hay “thằng Tư lén nhà đi xem cải lương…”.  Gia đình bác Tư định cư sang Hoa Kỳ vào những năm 80 và bác trai qua đời khoảng cuối thập niên 90. Sau 35 năm hai bà mới gặp lại cho nên có biết bao chuyện để kể. Hai bà hạnh phúc sung sướng ngồi tâm sự và trao đổi mặc dù bác Tư gái đã hơn 80 tuổi và má tôi cũng trên 82. Hai bà cụ đều mắc bệnh lú lẩn chút đỉnh nhưng vẫn còn đủ trí nhớ để tâm tình và kể chuyện huyên thuyên. Chị Lan rất khéo tay về việc nấu ăn và làm bánh trái. Mấy năm trước đây tôi có sưu tầm về các món ăn miền Lục Tỉnh thì mới biết tại Bạc Liêu là nơi người cư dân chế biến món gỏi tôm thịt ba rọi bỏ vào tô và cho nước súp chứa tí chanh vào, biến thành món “bún gỏi và”. Hôm nay tôi thật sự được chị cho thưởng thức món bún gỏi và tại nhà chị cùng cả hai gia đình sau mấy chục năm. Sau vài tiếng ăn nhậu no nê, trò chuyện với bia và tráng miệng với trái cây và bánh bò, chị Lan còn đêm ra thêm tôm khô củ kiệu và mực khô để chúng tôi nhấm nháp với bia. Tôi xin phép mọi người để đi quan sát nhà và vườn sau của M.Tâm và cũng để thăm bác Tư gái.
5Vào phòng bác tôi đứng khựng lại nhìn hình bác Tư Tòng treo trên tường làm tôi nhớ lại Cha tôi quá đỗi. Tôi nghẹn ngào rướm lệ vài giây rồi lấy bình tĩnh hỏi han sức khỏe bác Tư gái và cuộc sống bên Mỹ cho phải lệ. Sau khi ăn no nê chúng tôi ra sau vườn chụp vài ảnh kỷ niệm rồi chia tay ra về vì sợ nạn kẹt xe trên đường về lúc 4 giờ chiều. Trời hôm ấy trong và nắng nóng đến cháy da vì vùng Rancho Cucamonga ở gần sa mạc nên trời nóng bức buộc chúng tôi phải đề máy xe nỗ trước vài phút cho máy lạnh sẵn sàng. Tất cả những người trẻ đều ra xe và khi đếm lại thấy thiếu má tôi. Em gái tôi đành phải chạy vào nhà gọi mẹ tôi ra về. Chẳng những Bà không ra mà còn gọi thêm vài đứa em nữa vào lại sân vườn sau có cây ổi và nhiều loại cây nhiệt đới để chụp hình cùng hai bà và hai gia đình. Chúng tôi đợi mãi ngoài xe dưới nhiệt độ 90 nắng gắt. Má tôi phải về Santa Ana để hai hôm nữa về lại Việt Nam với cuộc sống còn lại của bà. Tôi thấy rõ niềm vui vô tả hiện trên khuôn mặt với mái tóc trắng bạc của hai bà cụ. Hai bà còn bịn rịn không muốn ra về vì trong đầu hai bà cụ nghĩ rằng có lẽ sẽ chẳng còn cơ hội nào gặp nhau nữa… Các em tôi mời vợ chồng M.Tâm và B.Lan đến nhà chúng tôi ngày mai để dự tiệc BBQ party cùng gia đình cô em gái Út tôi. Ngày hôm sau trời nắng và có chút gió thoảng. Trước cổng nhà mấy cây phượng tím trỗ đầy bông và rơi lả tả xuống đường sau những luồng gió nhẹ. Tất cả có hơn 12 người đến dự BBQ party. Sau khi lót bụng một ít mấy cô rủ nhau đi chợ và một ít lâu mấy cô trở về rồi vào thẳng nhà bếp. B. Lan trỗ tài làm chè trôi nước và bánh bò trong khi bọn con trai chúng tôi tiếp tục nhâm nhi bia Heineken với mực một nắng làm từ Texas thật ngọt thịt và bùi.
6Ngày cuối cùng July 4 tôi được Long mời về nhà nhậu với bố mẹ Long và gia đình bà con. Tôi được ngồi chung với thầy Lang, chú Ba là sui gia của thầy và P.T Đôn, em rễ Long. Hai vị cao tuổi xã giao hỏi han tông tích cũng như nơi sinh sống của tôi. Khi giới thiệu là tôi đi du học năm 73 thì Đôn cho biết cũng đi du học Mỹ năm 73 tại Hoa Kỳ và ở đây cho đến ngày nay. Ngày xưa anh học Marie-Curie là một trường trung học Pháp nổi tiếng một thời tại Sài gòn. Nói lòng vòng mới biết ra Đôn có ba người bạn cùng học chung với tôi ở Montreal. Trái đất thật quá nhỏ.
Bốn ngày ở Cali nắng ấm nhưng thật ngắn ngủi. Chưa kể những đồng hương đàn anh đàn chị như anh Ân, chị Ánh và thầy Xuân đều mời mọc chúng tôi khi tôi điện thoại hỏi thăm. Thời gian quá ngắn không đủ để thăm viếng hết tất cả bạn bè. Sau mỗi dịp gặp gỡ, chúng tôi bịn rịn chưa muốn ra về vì thời gian quá ít mà chuyện thì còn dài chưa tâm tình hết. Chưa kể trước khi chia tay các bạn bè đều hỏi “năm tới nhớ qua Cali thăm chúng tôi nhé”. Nghe như thật thân thương và gần gũi quá… Xin mượn những dòng chữ này như một lời cám ơn chân tình gửi đến tất cả các bạn, nhất là anh Quan, chị Tuyết, anh Hùng, Ngọc Thủy, Anh V. , Bửu L., Long đã không ngại thì giờ quí báu của mình để làm “taxi driver” cho anh em chúng tôi trong bốn ngày ở Santa Ana. Một thiện tình hiếu khách mà chúng tôi khó có thể trả hết…

Nguyễn Hồng Phúc
July 2013

 

 

 

Last updated 07/13/2013

 

 


side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1
side1